Bài giảng tham khảo Địa lí 12 - Chuyên đề: Biển đông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tham khảo Địa lí 12 - Chuyên đề: Biển đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng tham khảo Địa lí 12 - Chuyên đề: Biển đông
LOGO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG Đắk Lắk-Tháng 9 năm 2016 CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG Nội dung I Khái quát về Biển Đông II Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh III Tiềm năng và thực trạng các ngành IV Các khu vực, các trung tâm kinh tế hướng biển V Bảo vệ chủ quyền biển, đảo 4/27/2024 3 I-Khái quát về Biển Đông -Hệ tọa độ địa lí vùng biển (6050’B; 1010Đ- 117020’Đ) -Giáp với vùng biển của 8 quốc gia (TQ- Phi-Inđô- Sin-Bru- Ma-Thái- Cam) 4/27/2024 5 I-Khái quát về Biển Đông -Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km2đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục4/27địa/2024 của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km. 7 I-Khái quát về Biển Đông - Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú. 4/27/2024 9 I-Khái quát về Biển Đông 4/27/2024 11 II-Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh -Xuất phát từ việc phân tích tiềm năng, lợi thế, các bài học thành công và những thách thức đối với phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và trong bối cảnh tranh chấp phức tạp trên Biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quan điểm cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế biển nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Đó là: 4/27/2024 13 II-Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh -Để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, Đảng và Nhà nước ta đã định hướng triển khai các nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và xuyên suốt là hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế hướng biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, từng bước nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo và những người hoạt động trên biển; phát triển kinh tế biển gắn với quản lý và bảo vệ biển, đảo. Nhiệm vụ trước mắt đến năm 2020, tiếp tục phát triển thành công, có bước đột phá đối với các ngành kinh tế biển ven biển, như: Khai thác và chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải, khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển và kinh tế hải đảo, xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh an toàn cho những người dân sinh sống ở những vùng thường bị thiên tai; xây dựng các cơ sở bảo vệ môi trường biển. 4/27/2024 15 II-Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh -Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế biển hợp lý gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Tăng cường hiện diện dân sự trên các vùng biển, đảo của tổ quốc gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển cùng với ban hành các chính sách đặc biệt để khuyến khích nhân dân định cư ổn định trên đảo và làm ăn dài ngày trên biển. 4/27/2024 17 II-Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh -Triển khai quy hoạch khai thác, sử dụng biển và hài đảo ở các cấp độ khác nhau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương nhằm tiến tới chấm dứt việc khai thác biển, đảo và vùng ven biển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, góp phần giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng. 4/27/2024 19 II-Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh -Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về biển để tranh thủ công nghệ tiên tiến, thu hút thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế, khoa học -công nghệ biển, cho khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên biển, quản lý và bảo vệ môi trường biển. Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế biển và sản phẩm biển của Việt Nam trên trường quốc tế. 4/27/2024 21 II-Những nhiệm vụ-giải pháp phát triển kt-xh -Chủ động phòng ngừa và thực thi các biện pháp thích ứng, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven biển, biển và hải đảo. Khuyến khích sự chủ động tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình nói trên và cải thiện sức chống chịu của vùng ven biển, hải đảo trước các tác động của biến đổi khí hậu. ----------Hết mục II--------- 4/27/2024 23 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 1/Tiềm năng và hiện trạng ngành khai thác-nuôi trồng hải sản Trữ lượng cá tầng đáy khoảng hơn 1 triệu tấn với khả năng khai thác khoảng trên 400000 tấn/năm. Vùng biển phía đông Nam Bộ cũng là nơi nhiều cá tầng đáy nhất, chiếm tới 67,91% trữ lượng và khả năng khai thác, sau đến vịnh Thái Lan chiếm 18,5%, vịnh Bắc Bộ chiếm 7,6% và cuối cùng là miền Trung chiếm 6%. Như vậy tổng trữ lượng cá biển trên biển Đông Việt Nam là khoảng hơn 2,7 triệu tấn, với khả năng khai thác khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%. Nơi giàu nhất là khu vực đi từ Ninh Thuận đến Kiên Giang, sau đó đến vịnh Bắc Bộ, nghèo nhất từ Đà Nẵng đến Nha Trang. (xem hình 2.1). + Biển nước ta có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm,4/27/2024cua là những loài có giá trị kinh tế cao. 25 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 1/Tiềm năng và hiện trạng ngành khai thác-nuôi trồng hải sản - Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị kinh tế... Ven bờ có nhiều đảo và vũng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ. 4/27/2024 27 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 1/Tiềm năng và hiện trạng ngành khai thác-nuôi trồng hải sản Sản lượng đánh bắt cá biển nhiều nhất ở vùng biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm gần 42,3%), Duyên hải Nam Trung Bộ (chiếm hơn 29%) và Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 12%). Riêng ba vùng này chiếm tới 83,3% sản lượng cá biển được khai thác của cả nước. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. 4/27/2024 29 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 1/Tiềm năng và hiện trạng ngành khai thác-nuôi trồng hải sản Bảng: Diện tích nuôi trồng thủy sản biển (nghìn ha) Năm Tổng số Cá Tôm Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác 2005 220,5 2,2 200,8 17,5 2007 339,9 3,4 309,5 27,0 2008 310,2 3,1 282,4 24,7 2009 328,5 3,1 300,5 24,9 2010 339,2 3,2 311,0 25,0 4/27/2024 31 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 2/Tiềm năng và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. 4/27/2024 33 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 2/Tiềm năng và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng Bảng:Sản lượng khai thác dầu khí giai đoạn 2005 - 2010 Năm 2005 2007 2008 2009 2010 Dầu thô (triệu tấn) 18.5 15.9 14.9 16.4 15.0 Khí tự nhiên (triệu m3) 6440 7080 7499 8010 9240 4/27/2024 35 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 2/Tiềm năng và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng * Tài nguyên muối Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, gần bằng độ muối bình quân ở đại dương (35‰). Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu. Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt độ cao (trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C - trừ vùng núi cao), nhiều nắng (tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm), song độ ẩm lớn (trên 80 %), mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm) nên ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cũng như năng suất muối. Thời vụ sản xuất muối ở miền Bắc bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 7. Ở miền Nam bắt đầu từ cuối tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 6. Ở một vài tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, muối4/27/2024có thể sản xuất quanh năm. 37 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 2/Tiềm năng và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng * Các loại khoáng sản khác - Titan Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, titan (Ti) là nguyên tố hoá học nhóm IV B, chu kì 4 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; số thứ tự 22, nguyên tử khối 47,90, do nhà khoáng vật học Grêgô (người Anh) tìm ra ở dạng đioxit, năm 1791. Là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới; hợp kim titan được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuỷ, tàu ngầm, các thiết bị bền với hoá chất (nồi phản ứng, ống dẫn, quạt)... Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn) và ở Núi Chúa (Thái Nguyên). 4/27/2024 39 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 2/Tiềm năng và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng - Đất hiếm Đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium (Lu),4/27/2024Terbium (Tb),... 41 III-Tiềm năng và hiện trạng các ngành kt biển.. 2/Tiềm năng và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng - Cát thủy tinh Cát thủy tinh ở nước ta có hàm lượng SiO2, độ tinh khiết, độ trắng cao đủ điều kiện để sản xuất các mặt hàng thủy tinh dân dụng, thủy tinh cao cấp và vật liệu xây dựng. Cát thủy tinh phân bố ở nhiều nơi như Vân Hải (Quảng Ninh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Cam Ranh... với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế. 4/27/2024 43
File đính kèm:
- bai_giang_tham_khao_dia_li_12_chuyen_de_bien_dong.pptx