Bộ đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Có đáp án)

doc 17 trang lethu 12/10/2024 390
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Có đáp án)

Bộ đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Có đáp án)
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC: 2016 – 2017)
 Môn: ĐỊA LÍ 12
 MÃ ĐỀ: 154 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của
A. hệ thống sông Hồng và sông Lục Nam. C. hệ thống sông Hồng và sông Thương.
B. hệ thống sông Hồng và sông Cầu. D. hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Câu 2: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
 A. phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ. 
 B. mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
 C. nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
 D. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến sản lượng.
Câu 3: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta không giáp biển? 
A. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4: Ở Bắc Trung Bộ, tuyến đường Hồ Chí Minh không mang ý nghĩa nào sau đây?
 A. Tạo động lực phát triển dải ven biển.
 B. Hình thành mạng lưới đô thị mới.
 C. Thúc đẩy sự phát triển của các huyện phía Tây.
 D. Góp phần phân bố lại dân cư.
Câu 5: Cho biểu đồ: 
 QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (%)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở 
nước ta năm 2014 so với năm 2000?
 A. Tăng tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản. 
 B. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. 
 C. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất. 
 D. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ lớn nhất.
Câu 6: Nguồn than khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu cho
A. nhiệt điện và hóa chất. C. nhiệt điện và xuất khẩu.
B. nhiệt điện và luyện kim. D. luyện kim và xuất khẩu.
Câu 7: Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta là
A. chè, cà phê, đay, hồ tiêu. C. cao su, chè, bông, thuốc lá.
B. cà phê, chè, hồ tiêu, cao su. D. cà phê, bông, cao su, chè.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Cổ Định. B. Thạch Khê. C. Lệ Thủy. D. Thạch Hà.
Câu 9: Điểm nào sau đây không đúng với thành phố Hồ Chí Minh?
 A. Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của cả nước.
 B. Dẫn đầu về hoạt động xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ.
 C. Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
 D. Giàu có tài nguyên khoáng sản nhất ở vùng Đông Nam Bộ.
Câu 10: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. cải tạo đất. B. thuỷ lợi. C. mở rộng diện tích. D. thay đổi giống cây trồng.
 THPT Chuyên Nguyễn Du (2016 – 2017) – MÃ ĐỀ 154 1 Câu 22: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có
 A. diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước, bình quân lương thực cao nhất.
 B. diện tích và bình quân lương thực cao nhất, sản lượng thứ 2.
 C. diện tích và sản lượng lớn nhất, bình quân lương thực thứ 2.
 D. diện tích và sản lượng lúa lớn thứ hai.
Câu 23: Nhân tố nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Hồng thực hiện chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế?
 A. Nguồn lao động có trình độ.
 B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.
 C. Cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp và dịch vụ tốt.
 D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.
Câu 24: Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt 
hàng xuất khẩu của Việt Nam?
 A. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại.
 B. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014.
 C. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 – 2014.
 D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Câu 25: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. có tiềm năng lớn về thủy điện. C. đều có vị trí giáp biển.
B. có một mùa đông lạnh. D. có mùa khô sâu sắc.
Câu 26: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển? 
 A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
 B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
 C. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
 D. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.
Câu 27: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở trang 20 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các tỉnh có giá 
trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở hai 
vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 28: Số đơn vị hành chính cấp tỉnh của Đông Nam Bộ hiện nay là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 
Câu 29: Các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam là
 A. Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Chùa Một Cột.
 B. Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.
 C. Di tích Mỹ Sơn, Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.
 D. Phố cổ Hội An, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế.
 THPT Chuyên Nguyễn Du (2016 – 2017) – MÃ ĐỀ 154 3 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC: 2016 – 2017)
 Môn: ĐỊA LÍ 12
 MÃ ĐỀ: 268 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là
A. quốc lộ 1. B. quốc lộ 6. C. quốc lộ 2. D. quốc lộ 5.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu Tây Nguyên?
A. Có một mùa mưa và mùa khô. C. Mùa khô sâu sắc và kéo dài.
B. Mưa tập trung vào thu đông. D. Có tính chất cận xích đạo.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
 QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ 2014
 (Đơn vị: %)
 Tổng số Cơ cấu (%)
 Năm
 (Tỉ đồng) Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
 2000 441 646 24,5 36,7 38,8
 2014 3 937 856 17,7 33,2 39,1
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế trong hai 
năm 2000 và 2014 là 
A. biểu đồ kết hợp. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ cột chồng.
Câu 4: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có
 A. diện tích và bình quân lương thực cao nhất, sản lượng thứ 2.
 B. diện tích và sản lượng lớn nhất, bình quân lương thực thứ 2.
 C. diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước, bình quân lương thực cao nhất.
 D. diện tích và sản lượng lúa lớn thứ hai.
Câu 5: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm
 A. các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh.
 B. các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
 C. các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 D. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào sau đây của nước ta? 
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 7: Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở phía Nam nước ta là
 A. vị trí xa các nguồn nguyên liệu.
 B. việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn. 
 C. nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc.
 D. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường.
Câu 8: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. có một mùa đông lạnh. C. có mùa khô sâu sắc.
B. có tiềm năng lớn về thủy điện. D. đều có vị trí giáp biển.
Câu 9: Với số dân hơn 10,4 triệu người (2014), diện tích tự nhiên gần 51,5 nghìn km 2, mật độ dân số của Bắc 
Trung Bộ đạt khoảng
A. 402 người/km2. B. 202 người/km2. C. 102 người/km2. D. 302 người/km2.
Câu 10: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở trang 20 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các tỉnh có giá 
trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở hai 
vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng 
của Đông Nam Bộ là
A. Vũng Tàu. B. TP Hồ Chí Minh. C. Biên Hòa. D. Thủ Dầu Một. 
Câu 12: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta không giáp biển? 
A. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.
 THPT Chuyên Nguyễn Du (2016 – 2017) – MÃ ĐỀ 154 5 Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Thạch Hà. B. Cổ Định. C. Lệ Thủy. D. Thạch Khê.
Câu 23: Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát 
triến cơ cấu kinh tế theo không gian, vì
 A. nhằm phát huy thế mạnh của vùng gò đồi của tất cả các tỉnh.
 B. mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, có đồng bằng, gò đồi và núi.
 C. nhằm khai thác các thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.
 D. tỉnh nào cũng có khả năng phát triển kinh tế biển.
Câu 24: Cho bảng số liệu: 
 SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, 
 GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
 (Đơn vị: triệu lượt người) 
 Năm Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không
 2005 12,8 1 173,4 156,9 6,5
 2010 11,2 2 132,3 157,5 14,2
 2014 12,0 2 863,5 156,9 24,4
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta 
giai đoạn 2005 - 2014? 
A. Đường bộ có xu hướng giảm. C. Đường thủy giảm liên tục.
B. Đường sắt tăng liên tục. D. Đường hàng không tăng liên tục.
Câu 25: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
 A. Có thế mạnh lâu dài.
 B. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
 C. Mang lại hiệu quả cao.
 D. Tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
Câu 26: Cho biểu đồ: 
 QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (%)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở 
nước ta năm 2014 so với năm 2000?
 A. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. 
 B. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ lớn nhất.
 C. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất. 
 D. Tăng tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản. 
Câu 27: Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành du lịch nước ta phát triển nhanh do nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Chính sách Đổi mới của Nhà nước. C. Khai thác nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
B. Tài nguyên du lịch phong phú. D. Nâng cao trình độ quản lí trong ngành du lịch.
Câu 28: Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, nghề làm muối phát triển mạnh là nhờ
 A. có nhiều bãi biển nổi tiếng.
 B. bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
 C. có khí hậu nóng quanh năm, ít sông lớn.
 D. ven biển có nhiều cồn cát, biển có độ sâu không lớn.
Câu 29: Số đơn vị hành chính cấp tỉnh của Đông Nam Bộ hiện nay là
A. 8 B. 6 C. 7 D. 5 
 THPT Chuyên Nguyễn Du (2016 – 2017) – MÃ ĐỀ 154 7 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NĂM HỌC: 2016 – 2017)
 Môn: ĐỊA LÍ 12
 MÃ ĐỀ: 339 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Số đơn vị hành chính cấp tỉnh của Đông Nam Bộ hiện nay là
A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 
Câu 2: Cho bảng số liệu: 
 SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, 
 GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
 (Đơn vị: triệu lượt người) 
 Năm Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không
 2005 12,8 1 173,4 156,9 6,5
 2010 11,2 2 132,3 157,5 14,2
 2014 12,0 2 863,5 156,9 24,4
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta 
giai đoạn 2005 - 2014? 
A. Đường sắt tăng liên tục. C. Đường bộ có xu hướng giảm.
B. Đường thủy giảm liên tục. D. Đường hàng không tăng liên tục.
Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có
 A. diện tích và sản lượng lớn nhất, bình quân lương thực thứ 2.
 B. diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước, bình quân lương thực cao nhất.
 C. diện tích và bình quân lương thực cao nhất, sản lượng thứ 2.
 D. diện tích và sản lượng lúa lớn thứ hai.
Câu 4: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm
 A. các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh.
 B. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng.
 C. các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
 D. các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5: Với số dân hơn 10,4 triệu người (2014), diện tích tự nhiên gần 51,5 nghìn km 2, mật độ dân số của Bắc 
Trung Bộ đạt khoảng
A. 202 người/km2. B. 402 người/km2. C. 302 người/km2. D. 102 người/km2.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Câu 7: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
 A. nằm kề ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
 B. vùng biển có nhiều loài cá quý và nhiều loài tôm, mực.
 C. hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng.
 D. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
Câu 8: Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta là
A. cà phê, chè, hồ tiêu, cao su. C. chè, cà phê, đay, hồ tiêu.
B. cà phê, bông, cao su, chè. D. cao su, chè, bông, thuốc lá.
Câu 9: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Giáp miền Hạ Lào. C. Giáp Đông Nam Bộ.
B. Có vùng biển rộng. D. Giáp Campuchia.
Câu 10: Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là
 A. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
 B. chăn nuôi lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
 C. các sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất ngày càng cao.
 D. tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
Câu 11: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là
A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Cao Bằng. D. Bắc Giang.
 THPT Chuyên Nguyễn Du (2016 – 2017) – MÃ ĐỀ 154 9

File đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_12_nam_hoc_2016_2017_tru.doc