Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 - Chủ đề II: Địa lí dân cư
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 - Chủ đề II: Địa lí dân cư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 - Chủ đề II: Địa lí dân cư

CHỦ ĐỀ II: ĐỊA LÍ DÂN CƯ NỘI DUNG 1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA Câu 1. Số dân tộc hiện sinh sống ở nước ta là A. 51. B. 52. C. 53. D.54 Câu 2. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ A. 10. B. 11. C. 12. D. 13 Câu 3. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. cực Nam Trung Bộ. Câu 4. Dân số nước ta năm 2007 là (triệu người) A. 84,1. B. 84,2. C. 84,3. D. 84,4 Câu 5. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Câu 6. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng (triệu người) A. 1,0. B. 1,1. C. 1,2. D. 1,3 Câu 7. Dân tộc Kinh chiếm (%) A. 84,2. B. 85,2. C. 86,2. D. 87,2 Câu 8. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là A. tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao. B. dưới tuổi lao động chiếm 27,0% dân số. C. trên tuổi lao động chỉ chiếm 9,0% dân số. D. lực lượng lao động chiến 64,0% dân số. Câu 9. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta năm 2005 (%) là A. 1,30. B. 1,31. C. 1,32. D. 1,33 Câu 10. Dân số thành thị của nước ta năm 2005 là (%) A. 25,0. B. 26,0. C. 27,0. D. 28 Câu 11. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do A. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ. B. Cấu trúc dân số trẻ. C. Dân số đông. D. Kế hoạch hóa gia đình. Câu 12. Hiện tượng bùng nổ dân số của nước ta xảy ra vào A. cuối thế kỉ XIX. B. đầu thế kỉ XX. C. cuối thế kỉ XX. D. đầu thế kỉ XXI Câu 13. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố: A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế. C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 14. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng: A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 15. Gia tăng dân số được tính bằng: A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 16. Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2006 là (người/km²) A. 1225. B. 429. C. 529. D. 540 Câu 17. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì: A. Từ 1943 đến 1954. B. Từ 1954 đến 1960. C. Từ 1960 đến 1970. D. Từ 1970 đến 1975. Câu 18. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến: A. việc phát triển giáo dục và y tế. B. khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. vấn đề giải quyết việc làm. D. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 19. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là A. từ 18 tuổi đến 24 tuổi. B. từ 24 tuổi đến 30 tuổi. C. từ 30 tuổi đến 35 tuổi. D. từ 35 tuổi đến 40 tuổi. Câu 20. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng do A. loài người định cư khá sớm. B. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử. C.có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. Câu 21. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. B. những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. V. Atlat Địa lí trang 15 (dân cư) Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào? A. Đà lạt. B. Buôn Ma Thuột. C. Pleiku. D. Kon Tum. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào? A. Đà Nẵng, Quy Nhơn. B. Quy Nhơn, Nha Trang. C. Nha Trang, Quảng Ngãi. D. Phan Thiết, Đà Nẵng. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 000 – 1 000 000 người? A. Long Xuyên. B. Cà Mau. C. Cần Thơ. D. Mỹ Tho. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100 000 người? A. Bà Rịa. B. Thủ Dầu Một. C. Tây Ninh. D. Biên Hòa. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, Đà Nẵng. C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta ? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Huế. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %) A. 27,4 và 72,6. B. 72,6 và 27,4. C. 28,1 và 71,9. D. 71,9 và 28,1. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp từ năm 1995 – 2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào? A. Giảm liên tục. B. Tăng liên tục. C. Không ổn định. D. Biến động. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỷ lệ dân nông thôn ở nước ta năm 2007?(đơn vị: %) A. 71,9. B. 72,6. C. 75,8. D. 76,4. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây? A. Thanh Hóa. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây là không đúng về cơ cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta? A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn tỉ lệ dân số nam. B. Nước ta có cơ cấu dân số già. C. Dân số nước ta đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu dân số già. D. Tỉ lê ̣nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm. Câu 17. Phần lớn lao động nước ta chủ yếu trong khu vực A. Công nghiệp – xây dựng B. Nông – lâm – ngư nghiệp C. Dịch vụ. D. Thương mại, du lịch Câu 18. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là : A. Xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động. B. Xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông. C. Xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, kĩ thuật tiên tiến, cần nhiều lao động. D. Xuất khẩu lao động. Câu 19. Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là : A. Khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công. B. Tiến hành thâm canh, tăng vụ. C. Phát triển kinh tế hộ gia đình. D. Tất cả đều đúng. Câu 20. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do: A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt. B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa. C. Luật đầu tư thông thoáng. D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước. Câu 21. Trong cơ cấu lao động có việc làm đã qua đào tạo (2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là lao động A. Có chứng chỉ nghề sơ cấp. B. Trung học chuyên nghiệp C. Cao đẳng, đại học và trên đại học. D. Thạc sĩ, tiến sĩ Câu 22. Theo thống kê năm 2005, lao động đã qua đào tạo so với lao động chưa qua đào tạo chiếm: A. 1/2 B. 1/3. C. 1/4 D. 1/5 Câu 23. Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta? A. Cần cù, sáng tạo và có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật B. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao D. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư phong phú Câu 24. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ : A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. Câu 25. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn : A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá. D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. Câu 26. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng A. Lao động thành thị tăng. B. Lao động nông thôn tăng C. Lao động thành thị giảm. D. Lao động nông thôn khôngtăng Câu 27. Nguyên nhân làm cho thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là A. Nông thôn có nhiều ngành nghề đa dạng B. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn C. ở nông thôn, các ngành thủ công truyền thống phát triển mạnh D. Nông thôn đang được công nghiệp hóa, hiện đại hóa Câu 28. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ : A. Có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao. B. Khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm. C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ. D. Giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn. Câu 29. Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (thống kê năm 2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực A. Kinh tế Nhà nước B. Kinh tế ngoài Nhà nước C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 30. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội lớn vì A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới. B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao. D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn. NỘI DUNG 3. ĐÔ THỊ HÓA Câu 1. Đô thị đầu tiên của nước ta A. Hội An. B. Thăng Long. C. Cổ Loa. D. Hà Nội Câu 2. Đây là một đô thị loại 3 ở nước ta : A. Cần Thơ. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Hải Dương. Câu 3. Các đô thị ở Bắc Trung Bộ có số dân từ 20 đến 50 vạn người là A. Vinh, Thanh Hóa. B. Huế, Vinh C. Thanh Hóa, Huế. D. Vinh, Đồng Hới Câu 4. Năm 2006, nước ta có mấy thành phố trực thuộc Trung ương? A. 4. B. 5. C. 6. D. 3 Câu 5. Năm 2005, nước ta có mấy loại đô thị? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 Câu 6. Số dân thành thị của nước ta năm 2005, chiếm (%) A. 25,1. B. 26,9. C. 27,1. D. 28,1 Câu 7. Đô thị nào không phải đô thị loại 2 của nước ta: A. Vinh. B. Huế. C. Đà Lạt. D.Nam Định. Câu 8. Thành Thăng Long xuất hiện vào thế kỉ: A. IX. B. X. C. XI. D. XII. Câu 9. Các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến xuất hiện ở thế kỉ: A. XVI-XVIII. B. XI-XVI. C. XVIII-XIX. D. XIX-XX. Câu 10. Tính đến 2006, nước ta có bao nhiêu đô thị? A. 698. B. 896. C. 689. D. 968 Câu 11. Hiện tượng đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì : A. Pháp thuộc. B. 1954 - 1975. C.1975-1986. D. 1986 đến nay Câu 12. So với các nước ở cùng khu vực, tỉ lệ dân số đô thị nước ta ở mức A. Cao. B. Trung bình. C. Thấp. D. Rất thấp Câu 13. Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng. B. Thanh Hóa. C. Hải Phòng. D. Cần Thơ Câu 14. Đây là những đô thị được hình thành ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975: A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Dương, Thái Bình. C. Hải Phòng, Vinh. D. Thái Nguyên, Việt Trì. Câu 15. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là : A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Câu 16. Quá trình đô thị hóa nảy sinh hậu quả A. Nếp sống văn hóa bị xâm nhập. B. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt C. Tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng. D. Môi trường bị ô nhiễm Câu 17. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm: A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền. B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh. D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại. Câu 18. Đô thị lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là A. Long Xuyên. B. Cà Mau. C. Cần Thơ. D. Mỹ Tho Câu 19. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay phát triển nhanh là A. Nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực B. Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường C. Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh D. Nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài Câu 20. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất là vùng : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Câu 21. Sự chênh lệch giữa vùng có nhiều đô thị và vùng có ít đô thị gấp (lần) A. 3,3. B. 4,3. C. 5,3. D. 2,3 Câu 22. Khu vực có thu nhập bình quân/người/tháng cao nhất ở nước ta hiện nay là : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Câu 23. Mạng lưới các thành phố, thị xã, thị trấn dày đặc nhất của nước ta tập trung ở : A. Vùng Đông Nam Bộ. B. Vùng Tây Nguyên. C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Vùng Duyên hải miền Trung
File đính kèm:
cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_dia_li_12_chu_de_ii_dia_li_dan_cu.doc