Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 10 - Chương 4: Phản ứng Oxi hóa khử

doc 5 trang lethu 17/06/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 10 - Chương 4: Phản ứng Oxi hóa khử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 10 - Chương 4: Phản ứng Oxi hóa khử

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 10 - Chương 4: Phản ứng Oxi hóa khử
 CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Cấp độ nhận biết (10 câu)
# Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. Phản ứng thế 
B. Phản ứng phân huỷ
C . Phản ứng hoá hợp 
D. Phản ứng trung hoà
# Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử ?
A . Phản ứng trao đổi 
B. Phản ứng phân huỷ
C. Phản ứng thế 
D. Phản ứng hoá hợp
# Phát biểu nào dưới đây không đúng? 
 A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
 B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
 C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
 D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố
# Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ? 
A. kim loại và phi kim.
B. oxit kim loại và axit. 
C. oxit phi kim và bazơ.
D. oxit kim loại và oxit phi kim.
# Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là 
A. -2, -1, +2, -0,5
B. -2, -1, -2, -0,5.
C. -2, +1, +2, +0,5. 
D. -2, +1, -2, +0,5.
# Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành 
A. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.
B. chất khử yếu hơn so với chất đầu. 
C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn. 
D. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu. 
# Cho quá trình Fe2+ Fe 3++ 1e, đây là quá trình 
A. oxi hóa. 
B. khử .
C. nhận proton. 
D. tự oxi hóa – khử. 
# Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng 
A.oxi hóa – khử hoặc không. 
B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử. 
D. thuận nghịch.
# Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là :
A. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
B. Có sự thay đổi màu sắc của các chất
C. Tạo ra chất khí
D. Tạo ra chất kết tủa 
 to
# Trong phản ứng : 3Cl2 + 2Fe  2FeCl3, Clo đóng vai trò
A. Chất oxi hóa B. Fe Fe3+ + 3e 
C. Fe Fe2+ + 2e
D. Fe2+ Fe3+ + 1e 
# Trong phản ứng : Cl2 + 2NaOHloãng NaClO + NaCl + H2O, Clo đóng vai trò
A. Chất oxi hóa và chất khử
B. Không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử
C. Chất oxi hóa
D. Chất khử
Cấp độ vận dụng thấp (10 câu) trắc nghiệm
# Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là:
 A. 2
 B. 6
 C. 4
 D. 8
# Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
 A. bị oxi hoá
 B. bị khử
 C. cho proton
 D. nhận proton
# Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitơ là
 A. -3 và +5
 B. – 4 và +6
 C. +1 và +1
 D. -3 và +6
# Trong phản ứng: Fe3O4 + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò
 A. là chất oxi hóa và môi trường
 B. là chất khử
 C. là chất oxi hoá
 D. là chất khử và môi trường
# Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
 A. chất oxi hóa
 B. môi trường
 C.chất xúc tác 
 D. chất khử
# Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là
 A. 4,5
 B. 1,5
 C. 3,0
 D. 0,5
 2+
# Trong phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu thì 1 mol Cu
 A. nhận 2 mol electron
 B. nhường 1 mol electron
 C. nhận 1 mol electron
 D. nhường 2 mol electron
# Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng 
thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là
 A. 5,4g và 2,4g. 
 B. 2,7g và 1,2g.
 C. 5,8g và 3,6g. D. 2, 28, 6, 1, 14.
# Trong phản ứng: KMnO4 + C2H4 + H2O X + C2H4(OH)2 + KOH. Chất X là 
 A. MnO2.
 B. K2MnO4. 
 C. MnO. 
 D. Mn2O3.
# Hòa tan 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 
16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là:
 A. 2,016 lít và 0,672 lít. 
 B. 2,24 lít và 6,72 lít.
 C. 0,672 lít và 2,016 lít. 
 D. 1,972 lít và 0,448 lít.
5 câu tự luận
1. Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp 
khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tính khối lượng muối nitrat sinh ra . 
2. Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe với dung dịch HNO3 đủ được 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc). Khối 
lượng hỗn hợp khí là 7,68 gam. Tính khối lượng Fe và Mg 
3. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu 
được 5,16g chất rắn . tính m ?
4. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron
 a.FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 .
 b.FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O.
5. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron
 a.FexOy +H2SO4 Fe(NO3)3 + S + H2O.
 b.M + HNO3 M(NO3)n + NO + H2O

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_hoa_hoc_10_chuong_4_phan_ung.doc