Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 11 - Chương 2: Nitơ. Photpho

doc 7 trang lethu 18/06/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 11 - Chương 2: Nitơ. Photpho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 11 - Chương 2: Nitơ. Photpho

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 11 - Chương 2: Nitơ. Photpho
 CHƯƠNG 2
NHẬN BIẾT
# Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ
A. không khí.
B. NH3 và O2.
C. NH4NO2.
D. Zn và HNO3.
# Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Dùng than nóng đỏ tác dụng hết oxi của không khí.
B. Dùng đồng để oxi hoá hết oxi của không khí ở nhiệt độ cao.
C. Hoá lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn.
D. Dùng hiđro tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ.
# Câu nào sau đây không đúng?
A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. 
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
# Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó
A. muối amoni chuyển thành màu đỏ.
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc.
C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
# Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc?
A. không có hiện tượng gì.
B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra.
C. dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra.
D. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
# Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng
A. NaNO3 rắn, H2SO4 đặc.
B. N2 và H2.
C. NaNO3 rắn, N2, H2 và HCl đặc.
D. AgNO3 và HCl.
# Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Fe, Al.
B. Cu, Ag.
C. Zn, Pb.
D. Mn, Ni.
# Câu nào không đúng khi nói về muối nitrat
A. tất cả đều tan trong nước.
B. tất cả đều là chất điện li mạnh.
C. tất cả đều không màu.
D. tất cả đều kém bền đối với nhiệt. 
# Công thức hoá học của magie photphua là
A. Mg2P2O7.
B. Mg2P3.
C. Mg3P2.
D. Mg3(PO4)2.
 3-
# Để nhận biết ion phot phat ( PO4 ), người ta sử dụng thuốc thử
A. Dung dịch AgNO3.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch BaCl2.
D. Quỳ tím.
THÔNG HIỂU
# Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành VẬN DỤNG THẤP
# Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
A. 5,6 lít.
B. 0,56 lít. 
C. 11,2 lít. 
D. 1,12 lít.
# Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở đktc là:
A. 8 lít.
B. 2 lít .
C. 4 lít.
D. 1 lít 
# Cho 3,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc. Thể tích khí NO2 (đktc) là
A. 1,12 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 2,24 lít.
# Khi hoà tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO 3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). 
Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 4,0%.
B. 2,4%.
C. 3,2%.
D. 4,8%.
# Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Kim loại M là: 
A. Zn = 65.
B. Cu = 64.
C. Mg = 24.
D. Fe = 56.
# Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH3 sẽ thu được một lượng HNO3 là
A. 63 gam.
B. 50,4 gam.
C. 78,75 gam.
D. 31,5 gam.
# Hòa tan hết m(g) Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8,96 lít và có tỷ 
khối đối với hiđrô là 16,75. Giá trị của m là:
A. 9,252g. 
B. 9,225g. 
C. 8,1g. 
D. 2,7g.
# Cho 1,92 g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO 3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ 
khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là?
A. 0,3584 lít. 
B. 3,584 lít.
C. 35,84 lít . 
D. 358,4 lít.
# Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có muối nào ?
A. KH2PO4. 
B. K2HPO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4 . 
D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4 . 
# Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành có khối lượng tương ứng 
là:
A. 14,2g Na2HPO4; 32,8g Na3PO4..
B. 24,0g NaH2PO4;14,2g Na2HPO4 .
C. 12,0g NaH2PO4; 28,4g Na2HPO4.
D. 28,4g Na2HPO4;16,4gNa3PO4 . # Hòa tan hết 14,6 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO có tỉ lệ mol 1:1 trong 250 gam dung dịch HNO3 12,6% thu được 
dung dịch X và 0,336 lit khí Y (đktc). Cho từ từ 740 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được 5,94 gam 
kết tủa.Nồng độ % của muối trong X là :
A. 14,32. 
B. 14,62. 
C. 13,42. 
D. 16,42.
# Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn 
hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). 
Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,12.
B. 0,14.
C. 0,16.
D. 0,18.
TỰ LUẬN
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1. Cho 3 miếng nhôm kim loại vào 3 cốc đựng dd HNO3 có nồng độ khác nhau.
 -Ở cốc 1: thấy có khí không màu thoát ra và hoá nâu khi tiếp xúc với không khí.
 -Ở cốc 2: thấy thoát ra khí không màu, không mùi, không cháy được, hơi nhẹ hơn không khí 
 -Ở cốc 3: không thấy có khí thoát ra nhưng nếu lấy dung dịch sau khi nhôm tan hết, cho vào dd NaOH dư, 
 thấy thoát ra khí có mùi khai.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở các cốc trên
Câu 2. Chỉ dùng một hóa chất hãy phân biệt các dung dịch sau: (NH4)2SO4, Fe(NO3)3, NH4NO3, NaNO3 
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 2,72g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 vào trong 100ml dung dịch HNO3 đặc, nóng 2M dư thì thu được 
1344ml khí màu nâu đỏ (đktc).
 a. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
 b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 sau phản ứng.
 (Đs : a. %mFe = 41,2%; %m 58,8% ; b. C 0,7M.)
 Fe2O3 M (HNO3 )
Câu 4. Khi cho 2,95 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng sinh ra 4,48 lít khí duy 
nhất NO2(đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. ( Đs: % Cu = 54,24%, % Al = 45,76%)
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 12,8g một kim loại A có hóa trị II vào dung dịch HNO3 60% ( d = 1,365g/ml ) thì thu được 8,96 lít khí 
màu nâu đỏ ( đktc ).
 a. Xác định tên kim loại A.
 b. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng. ( Đs : a. Đồng ( Cu ); b.V 615,4ml.)
 HNO3
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 1,86g hỗn hợp gồm Mg và Al vào 75,6g dung dịch HNO3 25%. Sau phản ứng kết thúc thì thu được 
560ml khí N2O và dung dịch X.
a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) cho vào dung dịch X thì thu được: lượng kết tủa lớn nhất, lượng kết 
tủa nhỏ nhất.
(Đs : a. %mMg =12,9%; %mAl=87,1%; b. VNaOH = 31,25ml; VNaOH = 38,75ml )
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch HNO3 đặc nguội thì thu được 3584ml khí màu nâu đỏ thoát ra
 ( đktc ). Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4032ml khí thoát ra ( đktc ) và dung 
dịch X.
 a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
 b. Tính khối lượng kết tủa khi cho 168ml dung dịch NaOH 2,5 M vào dung dịch X.
(Đs : a. %mAl = 38,76%; %mCu = 61,24%; b. m = 4,68g)
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối 
Na2HPO4.
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. 
b. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được. 
( Đs: a. mdung dịch = 50g; b. C%(dung dịchmuối) = 44,24%) 
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 7,6g hỗn hợp gồm đồng và Fe vào dung dịch HNO3 2M loãng dư thì thu được 2240ml khí thoát ra và 
khí này hóa nâu trong không khí( đktc). 

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_hoa_hoc_11_chuong_2_nito_phot.doc