Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1#1. Giới hạn sinh thái là A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái. B. giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật. C. giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài. D. giới hạn khả năng sinh sản của thực vật. 2#1. Khoảng chống chịu là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật không thể tồn tại và phát triển. D. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. 3 #1. Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, loài làm tổ trên cao, loài làm tổ dưới thấp, loài kiếm ăn ban đêm, loài kiếm ăn ban ngày. Đây là ví dụ về A. mối quan hệ hợp tác giữa các loài. B. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. C. sự phân hoá ổ sinh thái trong cùng một nơi ở. D. sự phân hoá nơi ở của cùng một ổ sinh thái. 4 #1. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. D. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. 5 # 1. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới A. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. 6 #1. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ? A. Tỉ lệ các nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Đa dạng loài. 7#1. Các cá thể trong quần thể có hình thức phân bố đồng đều, hình thức này có ý nghĩa sinh thái là A. các cá thể trong quần thể hổ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường sống xung quanh. B. các cá thể tận dụng được nhiều nguồn thức ăn từ môi trường. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (2) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (3). 15#1. Quần thể sinh vật thường có xu hướng A. tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng (số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường). B. giảm số lượng cá thể và thu hẹp phạm vi phân bố. C. cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể cùng loài khi nguồn thức ăn trong môi trường khan hiếm. D. tăng số lượng cá thể và mở rộng phạm vi phân bố 16#1. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Nhiệt độ. B. Thực vật. C. Vi sinh vật. D. Động vật. 17#2. Sự phân hoá các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự A. cạnh tranh. B. hợp tác. C. đối địch. D. cộng sinh. 18 #2. Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có kiểu phân bố A. theo nhóm. B. đồng đều. C. ngẫu nhiên. D. riêng lẽ. 19#2. Khi nguồn thức ăn phân bố không đều, các cá thể của một loài động vật hoang dại có xu hướng phân bố A. ngẫu nhiên. B. đều. C. theo nhóm. D. thưa dần từ nguồn thức ăn chính. 20#2. Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể tạo điều kiện cho các cá thể hổ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường? A. Phân bố đồng đều và ngẫu nhiên. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều. 21#2. Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể góp phần làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể? A. Phân bố đồng đều và phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố ngẫu nhiên. 22#2. Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 30#3. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển? A. Cây thân cỏ ưa sáng. B. Cây bụi chịu bóng. C. Cây gỗ ưa bóng. D. Cây gỗ ưa sáng.
File đính kèm:
cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_12_chuong_i_ca_the_v.doc