Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật

doc 4 trang lethu 26/06/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật
 CHƯƠNG II. QUẪN XÃ SINH VẬT
1#1. Các đặc trưng cơ bản về thành phần loài của một quần xã bao gồm
A. loài đặc trưng. B. loài ưu thế.
C. độ phong phú. D. số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, loài ưu thế, loài đặc trưng.
2#1. Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Sự phân bố của các loài trong không gian.
B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
C. Nhóm tuổi.
D. Tỉ lệ giới tính.
3#1. Độ đa dạng của một quần xã biểu hiện ở
A. thành phần loài. B. mật độ cá thể.
C. kiểu phân bố cá thể. D. các kiểu hình của các cá thể.
4#1. Loài đặc trưng trong quần xã là
A. loài chỉ có ở một quần xã đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác.
B. loài có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
C. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
D. loài phân bố ở trung tâm quần xã. 
5#1. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. 
D. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
6#1. Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu có quan hệ
A. hợp tác. 
B. kí sinh. 
C. cộng sinh. 
 D. hội sinh.
7#1. Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện 
của mối quan hệ
A. cộng sinh. 
B. hợp tác. 
C. cạnh tranh. 
D. hội sinh.
8#1. Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia 
không có lợi cũng không có hại là
A. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. 
B. quan hệ hội sinh.
C. quan hệ cộng sinh. 
D. quan hệ vật chủ - vật kí sinh.
9#1. Cây phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ
A. hội sinh. 
B. cạnh tranh. 
C. kí sinh. 
D. cộng sinh.
10#1. Trường hợp nào sau đây là quan hệ cạnh tranh? 18#1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ 
 A. cộng sinh.
 B. kí sinh.
 C. hội sinh.
 D. ức chế - cảm nhiễm.
 19#1. Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ
 A. hợp tác.
 B. cộng sinh.
 C. kí sinh.
 D. hội sinh.
 20 #1. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
 A. hội sinh.
 B. ức chế - cảm nhiễm.
 C. kí sinh.
 D. cộng sinh.
21#2. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có: 
A. sự phân tầng thẳng đứng. 
B. đa dạng sinh học thấp.
C. đa dạng sinh học cao. 
D. nhiều cây to và động vật lớn.
22#2. Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.
B. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích 
thước cơ thể con mồi.
C. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.
D. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.
23#2. Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. cộng sinh. 
B. hội sinh.
C. ức chế - cảm nhiễm. 
D. kí sinh.
24#2. Độ đa dạng của một quần xã biểu hiện ở
A. thành phần loài. 
B. mật độ cá thể.
C. kiểu phân bố cá thể. 
D. các kiểu hình của các cá thể.
25#2. Ví dụ nào sau đây không phải là loài đặc trưng?
A. Cây tràm ở rừng U Minh. 
B. Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo.
C. Cá chép ở Hồ Tây. 
D. Cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ.
26#2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần 
xã.
B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
C. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_12_chuong_ii_quan_xa.doc