Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

doc 8 trang lethu 26/06/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học 12 - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
 CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1#1. Hệ sinh thái bao gồm
A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng. 
B. các quần xã sinh vật và nơi sống của chúng.
C. các quần xã sinh vật và các yếu tố vụ sinh trong đó. 
D. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng.
2#1. Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành 3 nhóm (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, 
sinh vật phân giải) dựa vào
A. khả năng di chuyển.
B. phương thức dinh dưỡng.
C. hình thức sinh sản. 
D. tổ chức cơ thể.
3#1. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Đồng ruộng. 
B. Rừng mưa nhiệt đới. 
C. Hồ nuôi cá.
D. Rừng trồng.
4#1. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Diều hâu → Rắn hổ mang.
B. Lúa → Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Rắn hổ mang→Diều hâu. 
C. Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang→ Ếch → Diều hâu.
D. Lúa→ Ếch→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang → Diều hâu.
5#1.Trong một hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài 
sinh vật?
A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật 
B. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.
C. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật.
D. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật.
6#1. Cơ sở để xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là mối quan hệ
A. dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. 
B. về sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
C. về nơi sống giữa các quần thể trong quần xã.
D. về sự hổ trợ giữa các loài.
7#1. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc về
A. bậc dinh dưỡng cấp 4. 
B. bậc dinh dưỡng cấp 3. 
C. bậc dinh dưỡng cấp 2.
D. bậc dinh dưỡng cấp 1.
8#1. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần 
nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện quy luật
A. giới hạn sinh thái. 
B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật.
C. hình tháp sinh thái. 
D. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
9#1. Nhận xét nào dưới đây không đúng về chu trình sinh địa hoá?
 A.Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Rừng lá kim phương Bắc. 
D. Rừng rụng lá ôn đới.
18#2. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
B. Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
C. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn ở quần xã đỉnh cực có cấu trúc đơn giản hơn lưới thức ăn ở 
quần xã tiên phong.
D. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn của quần xã thảo 
nguyên.
19#2. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo 
nguyên.
B. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
C. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.
D. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
20#2. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm : năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, 
được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp. 
B. Hệ sinh thái thành phố.
C. Hệ sinh thái biển.
D.Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. 
21#2. Cho một chuỗi thức: Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn trên, ếch thuộc bậc dinh dưỡng
A. 4.
B. 3. 
C. 1. 
D. 2.
22#2 .Trong quy luật hình tháp sinh thái, sinh vật có khối lượng trung bình lớn nhất là sinh vật
A. tiêu thụ bậc 1. 
B.tiêu thụ bậc 2. 
C. phân huỷ.
D. sản xuất.
23#2. Trong một lưới thức ăn, những loài thuộc bậc dinh dưỡng cao thường là các loài
A. ăn mùn bã hữu cơ. 
B. ăn thực vật. 
C.tạp thực (ăn nhiều loại thức ăn). 
D. đơn thực (chỉ ăn một loại thức ăn).
24#2. Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ
 A. sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. 
 B. sinh vật tiêu thụ.
 C. sinh vật phân huỷ.
 D. sinh vật sản xuất.
25#2. Mắt xích có năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là
A. sinh vật tiêu thụ bậc 1. 
B. sinh vật sản xuất. B. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. 
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
35#2. Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là một hệ sinh thái? 
A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. 
B. Vì thành phần chính là nước. 
C. Vì nó chứa rất nhiều động vật thuỷ sinh. 
D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.
36#2. Sinh vật hoại sinh trả lại cacbon cho khí quyển nhờ quá trình nào? 
A. Quá trình phân giải. 
B. Quá trình chuyển hoá vật chất.
C. Quá trình chuyển hoá năng lượng. 
D. Quá trình quang hợp.
37#2. Hệ sinh thái bền vững nhất khi:
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít.
38#2. Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi: 
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. 
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít 
39#2. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ:
A. vật chủ- kí sinh.
B. con mồi- vật dữ.
C. cỏ- động vật ăn cỏ.
D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
40#2. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C.Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
41#2. Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
A. Đồng rêu hàn đới Rừng mưa nhiệt đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
B. Đồng rêu hàn đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) Rừng mưa nhiệt đới 
C. Rừng mưa nhiệt đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) Đồng rêu hàn đới
D. Rừng mưa nhiệt đới Đồng rêu hàn đới Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) 
42#2. Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải.
B. hoạt động quang hợp.
C. hoạt động hô hấp.
D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
43#3. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái →Rắn hổ mang → Diều hâu. Khi nói về 
chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
 I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh. A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh
C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
51#3. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng 
loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (1) và (2).
B. (1) và (4).
C. (3) và (4).
D. (2) và (3).
52#4. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ 
cá thể như sau:
 Quần thể A B C D
 Diện tích khu phân bố (ha) 100 120 80 90
 Mật độ (cá thể/ha) 22 25 26 21
 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và 
 nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
 (1) Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
 (2) Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C.
 (3) Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 
 26,25 cá thể/ha.
 (4) Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.
 53#4. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và 
 mật độ cá thể như sau:
 Quần thể A B C D
 Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195
 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25
 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư 
 và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
 (1) Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
 (2) Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.
 (3) Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước 
 của hai quần thể này sẽ bằng nhau.
 (4) Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
 54#4. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_12_chuong_iii_he_sin.doc