Đề cương ôn tập bài viết số 05&06 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

docx 10 trang lethu 31/01/2025 640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập bài viết số 05&06 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập bài viết số 05&06 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề cương ôn tập bài viết số 05&06 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 05
 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn – Lớp 10; Năm học: 2019 – 2020
 (Bài làm ở nhà - Văn thuyết minh)
 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
 - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ
 - Ngữ âm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 - Các thể thơ.
 - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
 - Xác định nội dung, ý nghĩa của văn bản và đặt tên cho văn bản.
 PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ):
 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 2. Văn thuyết minh (5,0 điểm)
 - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, hay một di tích lịch sử của đất nước.
 - Thuyết minh về tấm gương học tốt của lớp em.
 - Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
 - Thuyết minh về một tác giả văn học, hoặc một tác phẩm văn học.
 ----Hết---- + Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
 - Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
 - Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?
 III. Kết bài
 - Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
 - Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
 Đề 3: Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn
 Dàn bài:
 Mở bài:
 Giới thiệu khái quát về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn (kinh nghiệm thuộc 
thơ, tóm tắt truyện, lập dàn ý, viết bài).
 Thân bài:
 - Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó.
 - Phổ biến lại kinh nghiệm.
 - Đánh giá vai trò, tác dụng của kinh nghiệm học và làm văn.
 Kết bài:
 Khẳng định lại ý nghĩa của kinh nghiệm học và làm văn.
 Đề 4:Thuyết minh về một tác phẩm văn học
 Dàn bài:
 1. Mở bài
 Giới thiệu khái quát về tác phẩm đó (tác giả, thời gian, hoàn cảnh sáng tác, ý 
nghiã chính của nó).
 2. Thân bài
 - Giới thiệu về tác giả của tác phẩm:
 + Nên nói những điểm chính liên quan đến tác phẩm, như tiểu sử ...
 + Hoàn cảnh tác giả sáng tác nên tác phẩm đó.
 - Giới thiệu về tác phẩm:
 + Nó nằm trong 1 tập truyện nào đó, thời gian ra đời của nó gắn liền với cuộc 
đời tác giả.
 + Kết cấu của tác phẩm và tóm tắt sơ lược về tác phẩm.
 + Nói về các nhân vật có trong tác phẩm (nếu có).
 + Về tính cách và điều mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật.
 + Nội dung và ý nghĩa chính của tác phẩm đó.
 + Những chi tiết tiêu biểu và những hình ảnh làm nên giá trị của tác phẩm đó.
 + Nghệ thuật của tác phẩm đó.
 + Điều mà tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.
 + Điều mà em cảm nhận và nhận thấy khi được học/ đọc được tác phẩm đó.
 3. Kết bài
 - Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.
 - Vị trí của tác phẩm trong nền văn học.
 Đề 5: Thuyết minh về một tác giả văn học
 Dàn bài: TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 06
 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn – Lớp 10; Năm học: 2019 – 2020
 (Bài làm tại lớp - NLVH)
 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
 - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ
 - Ngữ âm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 - Các thể thơ.
 - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
 - Xác định nội dung, ý nghĩa của văn bản và đặt tên cho văn bản.
 PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ):
 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 2. Nghị luận văn học (5,0 điểm)
 - Tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
 - Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.
 - Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
 ----Hết---- + Thứ hai là phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta được giới hạn bởi đường biên 
giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước.
 + Thứ ba là phong tục tập quán
 + Thứ tư là lịch sử triều đại: Tác giả liệt kê một loạt các triều đại nước ta, đặt 
ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị trí, vị thế của ta so với 
Trung Quốc và thế giới
 + Thứ năm là anh hùng hào kiệt: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt 
chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.
 ⇒ Quan niệm về quốc gia, dân tộc được mở rộng, tiến bộ và sâu sắc.
 - Trong quan niệm của Lý Thường Kiệt, ông chỉ nhắc đến 2 phạm trù, đó là 
phạm vị lãnh thổ và chủ quyền độc lập. Còn đối với Nguyễn Trãi, một quốc gia phải 
được định danh rõ ràng qua nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử 
triều đại và truyền thống dân tộc.
 ⇒ Giọng điệu hào hùng, khí thế, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.
 Luận điểm 3: Lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc
 - Liệt kê một loạt những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta cũng như những thất 
bại thảm hại của những kẻ dám xâm phạm nước ta, sử dụng các động từ mạnh “thất 
bại”, “tiêu vong”, “bắt sống”, “giết tươi”
 - Qua đó khẳng định sức mạnh dân tộc và là lời cảnh cáo, đe dọa đầy sức nặng 
đến những kẻ tham lam có định xâm chiếm nước ta.
 Luận điểm 4: Nghệ thuật
 - Thể cáo đầy trang trọng, có tính chất tuyên bố đến toàn dân thiên hạ.
 - Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
 - Giọng điệu linh hoạt, khi thì tự hào, hào sảng, khi thì dứt khoát, hùng hồn
 - Sử dụng câu văn biền ngẫu cùng các biện pháp so sánh, đối lập giúp tăng nhịp 
điệu, sức thuyết phục
 III. Kết bài:
 - Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Không chỉ thành công ở nghệ thuật văn chính 
luận, đoạn trích Đại cáo bình Ngô còn có giá trị to lớn về nội dung tư tưởng, mang đậm 
hào khí dân tộc.
 - Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đại cáo bình Ngô được đánh giá là một bản 
tuyên ngôn độc lập bất hủ.
 Đề 2: Phân tích bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
 Dàn ý:
 I. Giới thiệu vấn đề “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
 Sự phát triển, thịnh vượng của dân tộc đều phụ thuộc vào những người tài giỏi 
của quốc gia đó. Những người tài giỏi khó kiến thức cao, học rộng, thông minh, có 
những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Những điều này hoàn toàn đúng và đã 
được khẳng định từ thời xa xưa. Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng định điều này qua 
bài viết của chính mình “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Chắc hẳn có nhiều 
người chưa hiểu rõ về câu nói này, sau đi chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa của nó. → Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành 
động chính nghĩa của nhân vật.
 Ngô Tử văn và hành động đốt đền
 Nguyên nhân đốt đền:
 - Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên 
ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.
 - Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi 
trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền 
tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.
 - Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà 
thì không chịu được.
→ Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn
Quá trình đốt đền
 - Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.
 → Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất 
thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.
 → Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính 
trọng thần linh.
 - Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay 
không cần gì...
 → Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường
 → Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt 
trừ cái ác.
 Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền
 - Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
 - Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.
 + Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại 
ngôi đền
 + Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
→ Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng 
giặc
 - Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công:
 + Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn 
Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
 + Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên 
bách hộ họ Thôi
 → Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng 
phải kinh sợ.
 ⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh 
chống lại sự phi lí ở đời
 ⇒ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn 
và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_viet_so_0506_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2019.docx