Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT DTNT N’Trang Lơng

doc 9 trang lethu 12/07/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT DTNT N’Trang Lơng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT DTNT N’Trang Lơng

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT DTNT N’Trang Lơng
 Nhóm Hóa trường THPT DTNT N’Trang Lơng
 Đề cương ôn tập học kì 2-Năm học 2018 -2019
 Môn HÓA HỌC 10 
 I. Lí thuyết: 
 1. Chương Phản ứng oxi hóa – khử: 
 - Phản ứng oxi hóa – khử là gì? Phân biệt chất oxi hóa và chất khử? Sự oxi hóa và sự khử?
 - Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử? Trong hóa học vô cơ có mấy loại phản ứng?
 2. Chương Halogen
 - Nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là gì? 
 - So sánh tính oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Dẫn ra những phương trình hóa học minh họa.
 - Cho biết tính chất hóa học cơ bản của clo. Vì sao nguyên tố clo có những tính chất hóa học cơ bản đó?
 - Có những phương pháp nào điều chế Clo?
 - Khi cho Clo vào nước xảy ra hiện tượng gì? Giải thích
 - Axit clohidric có đầy đủ tính chất hóa học chung của một axit không? Nó có tính chất gì khác so với các axit khác? Lấy 
 ví dụ chứng minh.
 - Thuốc thử nào dùng để nhận biết ion clorua và phân biệt ion clorua với các ion bromua, florua, iotua ?
 - Nước Gia-venvà clorua vôi có cấu tạo, tính chất như thế nào? Điều chế như thế nào?
 3. Chương Oxi – Lưu huỳnh
 - Chứng minh rằng ozon và oxi đều có tính oxi hóa nhưng tính oxi hóa của ozon mạnh hơn của oxi?
 - Oxi được điều chế bằng cách nào?
 - Lưu huỳnh có tính chất gì đặc biệt?Lấy ví dụ chứng minh.
 - Hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của hidro sunfua và lưu huỳnh đioxit
 - Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những chất chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng 
 bằng đá, thép. Tính chất nào của SO2 đã hủy hoại những công trình này? 
 - Nêu cách pha loãng axit đặc thành axit loãng an toàn trong phòng thí nghiệm?
 - Axit đặc và axit loãng có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau? Dẫn ra ví dụ?
 - Thuốc thử nào dùng để nhận biết ion sunfat? 
 - Vì sao có những khí ẩm được làm khô bằng axit đặc và có những khí ẩm không được làm khô bởi axit đặc ? Lấy ví dụ.
 4. Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
 - Khái niệm về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến nó? 
 - Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? 
 - Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Các yếu tố đó ảnh hưởng như 
 thế nào?
 II. Bài tập
 1. Bài tập tự luận:
Dạng 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng SBT 5.6/36; 5.27/40; 6.38/53
 1. FeS2 → SO2 →S→ H2S→ S → FeS → H2S → H2SO4→ CuSO4 → H2SO4 →SO2 →K2SO3 → K2SO4
 2. SO2→ H2SO4 → SO2→ SO3 → H2SO4→ ZnSO4→ ZnS → H2S → S → H2S→H2SO4 → FeSO4→ Fe2(SO4)3→ 
Na2SO4
 3. Na → Na2S→ H2S → S → SO2 → SO3→ H2SO4→ HCl→ CuCl2→ HCl → H2S→SO2 → Na2SO3→ SO2 → 
Na2SO3→ Na2SO4 → BaSO4
 4. KClO3 Cl2 HCl FeCl2 AgCl Cl2 Br2 I2 ZnI2
Dạng 2: Bài tập nhận biết các chất , nêu hiện tượng
BT SGK 5,6/147; 3/143; SBT 5.48/43; 6.20/48; 6.47/55
 Kiến thức: Muối sunfit ,muối sunfua làm quỳ tím hoá xanh.
 VD : K2SO3 ( kali sunfit ), Na2S( natri sunfua) => quỳ hoá xanh.
 2-
 - Gốc sunfua S + dd HCl => khí H2S ( thối).
 2-
 - Gốc sunfua S + dd Pb(NO3)2 => PbS ( màu đen).
 2-
 - Gốc sunfit SO3 + dd HCl => khí SO2 ( mùi hắc).
 2-
 - Gốc sunfat SO4 + dd BaCl2 => BaSO4 trắng.
 -
 - Gốc clorua Cl + dd AgNO3 => AgCl trắng.
 1. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch sau.
 a/ NaOH, HCl, Na2SO4, NaCl, NaNO3
 b/ H2SO4, HCl, KOH, NaCl, HNO3 3. Sục 6,72 lít SO2 (đktc) qua 400g dung dịch NaOH 1%. Tìm khối lượng muối sinh ra.
 4. . Hỗn hợp Khí A gồm O2, O3 có tỉ khối hơi đối với H2 là 19.2.
 Hỗn hợp Khí B gồm H2, CO có tỉ khối hơi đối với H2 là 3.6 
 Tính % (V) các khí trong A và B
 5. Cho 7.65 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng với H2SO4 loãng dư . Khi phản ứng kết thúc thu được 8.4 lít khí 
 (đktc) .
 a. Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hh đầu 
 b. Nếu thay H2SO4 loãng bằng H2SO4 đặc ,nóng dư thì thể tích khí SO2 (đktc) bằng bao nhiêu ?
 6. Hoàn tan hoàn toàn 13,6 g hh Mg và Fe trong 400 ml dd HCl vừa đủ, thấy sinh ra 6,72 lít khí (đktc).
 a) Tổng khối lượng của 2 muối sinh ra là bao nhiêu?
 b Tìm % khối lượng các kim loại.
 c) Nồng độ của dung dịch HCl đã dùng.
 7. Tìm khối lượng của muối tạo thành khi hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg, Fe, Al, Ca trong dung dịch HCl dư. 
 Biết tạo thành 8,96 lít hidro ở đktc.
 8. Tìm khối lượng của muối tạo thành khi hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg, Fe, Al, Ca trong dd H2SO4 dư. Biết 
 tạo thành 8,96 lít hidro ở đktc .
 .
 9. Hòa tan hoàn toàn 16g hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl, lượng khí hidro sinh ra có thể khử hết 32g CuO. 
 Tìm % khối lượng từng kim loại.
 .
 10. Hòa tan 18,4g hỗn hợp Fe, Mg, Cu trong lượng dung dịch H2SO4 2M vừa đủ. Sau phản ứng thấy còn 8g chất rắn 
 không tan và 6,72 lít khí ở đktc.
 a) Tìm % khối lượng từng kim loại.
 H SO
 c) Thể tích dung dịch 2 4 đã dùng.
 11. Hòa tan hoàn toàn 19g hỗn hợp Al, Fe, CuO trong 1000g dung dịch H2SO4 vừa đủ. Sau phản ứng thấy sinh ra 
 8,96 lít hidro ở đktc và dung dịch A. Mặt khác, nếu 19g hỗn hợp trên được hòa tan trong dung dịch đặc nóng thì thể tích 
 khí sinh ra là 10,08 lít(đktc)
 a) % khối lượng các chất rắn trong hỗn hợp.
 b) Nồng độ các chất tan trong dung dịch A.
 Bài tập trắc nghiệm
Chương Halogen
Câu 1: Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
 A. 3s2 3p5 B. 2s2 2p5 C. 4s2 4p5 D. ns2 np5 
Câu 2: Nước clo có tính oxi hóa mạnh là do trong đó chứa hợp chất
 A. Cl2. B. HCl. C. HClO. D. H2O
Câu3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen ?
 A. Ở điều kiện thường là chất khí B. Có tính oxi hóa mạnh
 C. Vưà có tính oxi hoá, vừa có tính khử D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 4: Trong các Halogen sau: F2, Cl2, Br2, I2, halogen phản ứng với nước mạnh nhất 
 A. Cl2 B. Br2 C. F2 D. I2
Câu 5: Trong dãy bốn dung dịch axit : HF, HCl, HBr, HI 
A.Tính axit tăng dần từ trái qua phải. B.Tính axit giảm dần từ trái qua phải.
C.Tính axit tăng dần đến HCl sau đó giảm đến HI. D.Tính axit biến đổi không theo qui luật.
Câu 6: Cho các axit : HCl(1);HI(2);HBr(3).Sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần:
A.(1)>(2)>(3) B.(3)>(2)>(1) C.(1)>(3)>(2) D.(2)>(3)>(1)
Câu 7: Tính oxy hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự sau:
A.Cl2 > Br2 >I2 >F2 B. F2 > Cl2 >Br2 >I2 C. Br2 > F2 >I2 >Cl2 D. I2 > Br2 >Cl2 >F2 
Câu 8: Số oxy hóa của clo trong các chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là
A. +1, +5, -1, +3, +7 B. -1, +5, +1, -3, -7 C. -1, -5, -1, -3, -7 D. -1, +5, +1, +3, +7
Câu 9: Giải thích tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. Câu 32: Đổ dung dịch chứa 2 gam HBr vào dung dịch chứa 2 gam NaOH. Sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được 
thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào?Màu đỏ B. Màu xanh C. Không đổi màu D. Không 
xác định được
Câu 33: Cho hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thì được 4,48lít H2(đktc). Mặt khác A tác dụng vừa đủ với 
5,6lít clo (đktc). % khối lượng Mg trong A là
 A. 70%. B. 30%. C. 43%. D. 57%.
Câu 34: Ở đktc 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được là
 A. 37% B. 55,862% C. 15,38% D. 52,856%. 
Cu 35: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Clo và một miếng cho tác dụng 
với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối Clorua thu được là
 A. 14,475gam B. 16,475gam C. 12,475gam D.16,47 gam.
Chương: Oxi – Lưu huỳnh
Câu 1: Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì:
A.Nó làm cho trái đất ấm hơn. B.Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
C.Nó hấp thụ các tia tử ngoại ( tia cực tím). D.Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian 
Câu 2: Hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dd KOH 0,1M để trung hoà dd X. Công thức phân tử 
oleum X là 
 A. H2SO4.nSO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.4SO3 D. H2SO4.3SO3
Câu 3: Hoà tan hết 50 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí SO2 ở đktc. 
Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp là : 
 A.64 %. B.36 %. C.32 % D.68%.
Câu 4: Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phương trình hóa học trên lần lượt là:
 P + H2SO4 đặc, nóng → H3PO4 + SO2 + H2O.
 A. 5 và 2. B. 2 và 5. C. 7 và 9. D. 7 và 7.
Câu 5: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đktc) là
 A. 125ml B. 215ml C. 500ml D. 250 ml
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 125,6g hỗn hợp FeS2 và ZnS thu được 102,4g SO2. Khối lượng của FeS2 và ZnS là
 A. 77,6g và 47g B. 48g và 115,6g C. 48g và 77,6g D. 76,7g và 48g
Câu 7: Cho 12,8g Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư, khí sinh ra cho vào 200ml dung dịch NaOH 2M. Muối được tạo thành 
là 
 A. Na2SO3 B. NaHSO3 và Na2SO3 C. NaHSO3 D. Na2SO3 
Câu 8: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy,người ta lấy hai lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO 3)2 
dư thấy có kết tủa màu đen xuất hiện.Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có khí nào?
 A.CO2 B. H2S C.NH3 D.SO2
Câu 9: Cho thí nghiệm như hình vẽ
 Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là: S
 A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
 B. H2 + S → H2S 1
 C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
 D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3 Zn + 2
 HCl dd Pb(NO3)2
Câu 10: Để phân biệt các khí không màu : HCl, CO2, O2, O3 . Phải dùng lần lượt các hóa chất là :
 A .Nước vôi trong , quỳ tím ẩm ướt, dung dịch KI có hồ tinh bột.
 B. Quỳ tím tẩm ướt, vôi sống, dung dịch KI có hồ tinh bột
 C. Quỳ tím tẩm ướt, nước vôi trong, dung dịch KI có hồ tinh bột.
 D. Dung dịch NaOH, dung dịch KI có hồ tinh bột
Câu 11: Ion Cl- có cấu hình electron là B. Khí cacbonic, hidrosunfua, oxi, dung dịch xút.
C. Nước vôi trong, dung dịch axit sunfuric loãng, nước brom, khí hidrosunfua.
D. Nước brom, nước vôi trong, dung dịch xô-đa, dung dịch muối ăn.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây có chất tham gia là axit sunfuric loãng ?
 A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O. 
 B. H2SO4 + FeO → FeSO4 + H2O.
 C. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2 
 D. 4H2SO4 +2Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2
Câu 27: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước brom.B. dung dịch nước vôi trong, S, O 3.
C. dung dịch KOH, CaO, nước clo.D. O 2, nước brom, dung dịch KMnO4.
Câu 28: Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO 4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất không tác dụng 
với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2.B. 3.C. 4.D. 5.
Câu 29: Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300ml dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng 
lại thì hết 50ml dung dịch BaCl2. Nồng độ mol của dung dịch BaCl2 là:
 A. 6,0M. B. 0,6M. C. 0,06M. D. 0,006M
Câu 30: H2SO4 đặc không làm khô được khí nào sau đây?
 A. H2S B. CO2 C. Cl2 D. O2 
Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Câu 1: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) + nhiệt ( H < 0)
Nồng độ của SO3 sẽ tăng, nếu:
 A. Giảm nồng độ của SO2. B. Tăng nồng độ của SO2.
 C. Tăng nhiệt độ. D. Giảm nồng độ của O2.
Câu 2: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ chuyển dịch về bên phải nếu tăng áp suất:
 A. 2H2(k) + O2(k) 2H2O(k) B. 2SO3(k) 2SO2(k) + O2(k)
 C. 2NO(k) N2(k) + O2(k) D. 2CO2(k) 2CO(k) + O2(k)
Câu 3: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
 A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận. 
 B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
 C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau 
 D. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.
Câu 4: Cho phản ứng sau:
 4CuO(r) 2Cu2O(r) + O2(k) ; H > 0
 Có thể dùng biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O.
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng áp suất C. Tăng nhiệt độ D. Thêm khí O2 ra
Câu 5: Quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp dựa trên phản ứng:
 N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; H = -92kJ
 Nồng độ NH3 trong hỗn hợp lúc cân bằng sẽ lớn hơn khi:
 A. Nhiệt độ và áp suất đều giảm B. Nhiệt độ và áp suất đều tăng
 C. Nhiệt độ giảm và áp suất tăng D. Nhiệt độ tăng và áp suất giảm
Câu 6: Khi đun nóng HI trong một bình kín, xảy ra phản ứng sau: 2HI(k) H2(k) + I2(k)
 Ban đầu nồng độ của HI là 0,5M. Sau 20 phút, nồng độ của HI giảm 0,1M. Tốc độ trung bình của phản ứng là
 A. 0,025(mol/l.p) B. 0,02(mol/l.p) C. 0,0003(mol/l.p) D. 0,02(mol/l.p)
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM 
 dd H2SO4 đặc NaCl (r) + 
 H2SO4(đ)
 dd HCl đặc
 dd Br2
 Na2SO3 
 MnO
 tt 2

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2018_2019_tr.doc