Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

docx 36 trang lethu 10/02/2025 530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ SỬ - GDCD
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2019 - 2020
 MÔN GDCD 11
I. NỘI DUNG
 Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
a. Nguồn gốc của nhà nước.
- Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân 
hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức 
không thể điều hòa được.
b. Bản chất nhà nước
- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của các giai cấp này đối với giai 
cấp khác.
- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế và đàn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai 
cấp khác.
⇒ Xét về mặt bản chất, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do 
nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do 
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
b. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tính nhân dân
 + Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.
 + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
 + Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
- Tính dân tộc
 + Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
 + Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong 
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
 + Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và 
lợi ích hợp pháp của công dân. - Quyền lao động.
- Quyền bình đẳng nam - nữ.
- Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
- Quyền được hưởng chế độ y tế, giáo dục tốt đẹp.
 Bài 11 
 CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 
1. Chính sách dân số
a. Tình hình dân số nước ta (đọc thêm)
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số.
* Mục tiêu
- Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
- Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân số.
* Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số
 - Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia 
đình.
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.
- Đầu tư đúng mức và tranh thủ các nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác dân 
số.
c. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số
- Chấp hành và động viên người thân, gia đình thực hiện tốt các nội dung trong 
chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
- Tích cực tham gia các phong trào hoạt động tuyên truyền về công tác dân số.
2. Chính sách giải quyết việc làm
a. Tình hình việc làm ở nước ta 
Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành 
thị.
b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm
* Mục tiêu
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
* Phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm
- Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình giải quyết việc làm của quốc 
gia. - Đào tạo nhân lực.
- Bồi dưỡng nhân tài.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD và ĐT.
- Mở rộng quy mô giáo dục.
 - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
c. Trách nhiệm công dân đối với chính sách GD và ĐT
 - Bồi dưỡng tinh thần học tập thường xuyên và học tập suốt đời.
- Tìm kiếm và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả.
- Học tập mọi lúc, mọi nơi và mọi hình thức để không ngừng nâng cao trình độ học 
vấn.
2. Chính sách KH và CN
a. Nhiệm vụ của KH và CN
- Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
- Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động KH và CN.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển KH và CN
- Đổi mới cơ chế quản lí KH và CN.
- Tạo thị trường cho KH và CN.
- Xây dựng tiềm lực KH và CN.
- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
c. Trách nhiệm công dân đối với chính sách KH và CN 
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn để có thể tiếp thu và ứng dụng thành 
tựu khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Không ngừng sáng tạo trong lao động để tìm kiếm và phát hiện ra những phương 
pháp mới.
3. Chính sách văn hóa
 a. Nhiệm vụ của văn hóa
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hòa và toàn diện trên các mặt đức, 
trí, thể, mỹ và nghề nghiệp.
b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc 
dân tộc
- Làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo 
trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước 
ta trên trường quốc tế.
b. Nhiệm vụ
- Giữ vững môi trường hòa bình để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
- Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới. 
2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc 
nội bộ của nhau.
- Tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại 
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, 
mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại
- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại.
- Quan tâm nhiều đến tình hình thế giới và những hoạt động đối ngoại của nhà 
nước ta.
- Nâng cao trình độ văn hóa và ngoại ngữ dể hội nhập tốt.
- Quán triệt thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, giữ thể diện quốc gia khi quan hệ 
với các đối tác nước ngoài
Câu 1. Chiều ngày 13/6/17, Trung tâm lao động nước ngoài và Công ty TNHH V 
tiến hành Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác về đào tạo và điều dưỡng viên Việt Nam 
sang học tập, làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là việc thực hiện chính 
sách
A. giáo dục của nhà nước. B. giải quyết việc làm.
 C. đối ngoại của nhà nước. D. hợp tác với nước ngoài.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN THAM KHẢO
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
 Câu 1. Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát 
triển nhanh và bền vững thì phải làm gì ?
A. Khuyến khích tăng dân số. B. Có chính sách di dân hợp lí.
C. Có chính sách dân số đúng đắn. D. Giảm tốc độ gia tăng dân số.
Câu 2. Chương trình truyền hình " Quốc gia khởi nghiệp " hiện nay là nhằm chỉ rõ 
cho người khởi nghiệp những kinh nghiệm đi tới thành công và tránh sự thất bại. 
Chương trình này thực hiện phương hướng
A. thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. C. Ngưng công việc đó để chờ xin việc theo ngành đã được học. 
D. Động viên và giải thích cho bố mẹ hiểu để ủng hộ. 
Câu 9. Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và 
Nhà nước ?
A. Cung cấp các phương tiện tránh thai.
B. Tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
C. Cung cấp các dịch vụ dân số.
D. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. 
Câu 10. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc 
làm của nước ta là gì ?
A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. 
B. Khuyến khích dân tự do làm giàu.
C. Khuyến khích dân tự tạo việc làm. 
D. Khuyến khích dân tự đi xuất khẩu lao động.
Câu 11. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta 
là gì ?
A. Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị. 
B. Tập trung giải quyết việc làm ở cả nông thôn và thành thị.
C. Tập trung giải quyết việc làm ở nông thôn. 
D. Xuất khẩu lao động.
Câu 12. Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện sàng lọc trước sinh và 
sau sinh nhằm mục đích nào dưới đây ?
A. Lựa chọn giới tính thai nhi. B. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
C. Góp phần nâng cao chất lượng dân số. D. Sinh con theo ý muốn.
Câu 13. Sau 5 năm vay vốn của nhà nước, bà A đã xây dựng được một công ty 
xuất khẩu nông sản, tuyển dụng nhiều lao động tại địa phương. Bà A đã thực hiện 
phương hướng
A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 
B. sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.
C. khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề. 
D. thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
Câu 14. Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát 
triển nhanh và bền vững thì phải làm gì ?
A. Khuyến khích tăng dân số. B. Có chính sách di dân hợp lí.
C. Có chính sách dân số đúng đắn. D. Giảm tốc độ gia tăng dân số.
Câu 15. Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số 
của Nhà nước ?
A. Con hơn cha là nhà có phúc. B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. D. Đông con hơn nhiều của. B. Vì đây là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
C. Vì đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa.
D. Vì nó phát huy sức sáng tạo của con người.
Câu 23. "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân" là nội dung 
của
A. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. 
B. nâng cao chất lượng giáo dục.
C. xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. 
D. mở rộng quy mô giáo dục.
Câu 24. " Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh 
hoa văn hóa nhân loại " là trách nhiệm đối với
A. văn hóa dân tộc của nhà nước. B. chính sách văn hóa. 
C. việc nâng cao dân trí. D. giáo dục và đào tạo.
Câu 25. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến 
đậm đà bản sắc dân tộc là
A. tiếp thu văn hóa truyền thống của tất cả các dân tộc trên thế giới.
B. tiếp thu tư tưởng, đạo đức, lối sống phương Đông.
C. tiếp thu tư tưởng, đạo đức, lối sống phương Tây.
D. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Câu 26. Ý nào dưới đây là một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ 
?
A. Phát triển nền kinh tế tri thức.
B. Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học tài năng cho đất nước.
C. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
D. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 27. Việc làm nào dưới đây không phù hợp với chính sách giáo dục và đào tạo 
của Đảng và Nhà nước ta ?
A. Ưu tiên các nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
B. Hoàn thiện cơ chế đãi ngộ cho nhân tài của đất nước.
C. Mở rộng mạng lưới trường học và cơ sở giáo dục khác.
D. Tích cực sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống.
Câu 28. Nội dung nào dưới đây là một trong phương hướng cơ bản để xây dựng 
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta ?
A. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và sáng tạo.
B. Khơi dậy tiềm năng và phát huy sức sáng tạo của con người.
C. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
D. Tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.
Câu 29. Ý nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách 
tài nguyên và bảo vệ môi trường ? C. Kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với việc xử lí nghiêm các hành vi phá hoại 
tài nguyên, môi trường.
D. Xử lí nghiêm các hành vi phá hoại tài nguyên, môi trường.
Câu 36. Trong bảo vệ môi trường những hành vi nào sau đây không bị nghiêm 
cấm ?
A. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, 
tiếng ồn.
C. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Nhập khẩu chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
Câu 37. "Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa 
phương và nơi mình hoạt động " là nội dung nào của chính sách tài nguyên và bảo 
vệ môi trường ?
A. phương hướng cơ bản. B. mục tiêu. 
C. trách nhiệm của công dân. D. thực trạng.
Câu 38. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay 
là gì ?
A. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
B. Khai thác, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
D. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Câu 39. Em sẽ hoặc đã làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện 
chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?
A. Tắt hết các thiết bị điện. B. Đóng các cửa sổ.
C. Khóa các cửa ra vào. D. Sắp xếp lại bàn ghế cho 
ngay ngắn.
Câu 40. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay 
là gì ?
A. Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. 
B. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên.
C. Khai thác, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 
D. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại tài nguyên.
Câu 41. " Nhà nước huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử 
dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến " là nội dung của phương hướng
A. xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ. 
B. tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
C. đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ. 
D. tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.
Câu 42. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là
A. mục tiêu của giáo dục và đào tạo. B. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_gdcd_11_nam_hoc_2019_2020_truo.docx