Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

docx 25 trang lethu 10/02/2025 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề cương ôn tập học kì II môn GDCD 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
TỔ SỬ - GDCD
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2019 - 2020
 MÔN GDCD 12
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. NỘI DUNG 
1. Công dân với các quyền tự do cơ bản
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công 
dân 
* K/n: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai 
được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ 
trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường 
hợp này thì việc khám không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, 
thủ tục do pháp luật quy định
* Nội dung:
Theo quy định của pháp luật, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người 
khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
- Về nguyên tắc, việc cá nhân , tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác , tự tiện 
khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật .
- Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong 2 
trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo 
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
+ Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người 
nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,) để thực 
hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
+ Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến 
hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
- Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp 
luật quy định: chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng 
hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo 
đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định .
d) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
* Khái niệm
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.Việc kiểm 
soát thư tín, điện thoại, điện tín cúa cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp 
luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Nội dung - Tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám 
xét trong những trường hợp pháp luật cho phép.
- Rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự 
giác tuân thủ pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác 
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền nào 
sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 2. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền 
nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 3. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 4. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền nào sau 
đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 5. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 6. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình 
tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên 
bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A.
Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B.
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. Câu 15. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và 
Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa chủ thể nào sau đây?
A. Công dân với pháp luật.
B. Nhà nước với pháp luật.
C. Nhà nước với công dân.
D. Công dân với Nhà nước và pháp luật.
Câu 16. Nhận định nào sau đây sai?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về 
thân thể của công dân.
C. Không ai được bắt và giam giữ người.
D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Câu 17. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó 
đang chuẩn bị thực hiện
A. tội phạm rất nghiêm trọng.
B. tội phạm nghiêm trọng.
C. tội phạm ít nghiêm trọng..
D. tội phạm.
Câu 18. Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là quyền 
A. được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng..
B. được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự.
C. bất khả xâm phạm về thân thể..
D. được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội.
Câu 19. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở 
điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào 
dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 20. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh 
mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp 
của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của 
pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
Câu 27: Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh 
P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân 
sách của đơn vị sai mục đích. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ 
chồng chị H nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M 
không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây vi 
phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông M và chị H. 
B. Anh P, ông M và chị T.
C. Anh P và ông M. 
D. Anh P, ông M và chị H. 
Câu 28: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam 
tại một hạt kiểm lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên 
ba ngày sau chị P mới đến thăm chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, 
chị P đã xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp của anh K là anh M giam vào nhà 
kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm lâm mới biết
chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi 
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh K, anh M và anh A. 
B. Anh K và anh M.
C. Anh K, anh M và ông Q. 
D. Anh M và ông Q. 
Câu 29: Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh B đi khắp 
làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là 
em trai của anh B đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự 
việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi 
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T, anh P và anh B. 
B. Anh T và anh P.
C. Anh T, anh B và anh E. 
D. Anh T và anh E. 
Câu 30: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm 
soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền. 
B. cơ quan ngôn luận.
C. phóng viên báo chí. 
D. lực lượng bưu chính.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật, việc công dân được tiếp cận với các phương C. Ông H và anh M. 
D. Ông B, ông H và chị N.
 Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. NỘI DUNG 
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
a) Khái niệm
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực 
chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa 
phương và trong phạm vi cả nước.
b) Nội dung
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên 
đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân. 
- Công dân được hưởng quyền bầu cử và quyền ứng cử một cách bình đẳng, không 
bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, thời hạn cư trú nơi họ 
thực hiện quyền bầu cử, ứng cử , trừ 1 số người vi phạm pháp luật thuộc trường 
hợp mà Luật Bầu cử quy định không được thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
c- Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân:
 - Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, 
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
o Phổ thông: 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt 
bị pháp luật cấm.
o Bình đẳng: mỗi cử tri đều có một lá phiếu giá trị ngang nhau.
o Trực tiếp: tự do, độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình: tự viết 
phiếu, tự bỏ phiếu.
o Bỏ phiếu kín: bỏ vào hòm kín.
- Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và 
được giới thiệu ứng cử.
Các công dân đủ 21 tuổi trở lên có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự 
ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, các 
tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử (trừ các trường hợp do luật định không được ứng 
cử).
 d) Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân
 - Là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà 
nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình, thông qua các đại biểu 
đại diện cho nhân dân ở trung ương và địa phương do mình bầu ra.
 - Nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng 
chính là đảm bảo thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế. chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyề , lợi 
ích của công dân .
+Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có 
thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân 
nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp 
của công dân, cơ quan, tổ chức .
b) Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân.
* Người có quyền khiếu nại , tố cáo:
 Người khiếu nại : cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
 Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo .
*Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại , tố cáo
- Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của 
người giải quyết khiếu nại.
- Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định 
xử lí của người giải quyết tố cáo.
- Người giải quyết khiếu nại, tố cáo: là cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền 
giải quyết khiếu nại , tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
* Cách thực hiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết kn-tc
 + Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
 Theo 4 bước:
Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm 
quyền giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theothẩm quyền 
và trong thời gian do luật định.
Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của 
người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
 Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có quyền: hoặc 
tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên của cơ quan đã 
bị khiếu nại lần đầu; hoặc kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người 
khiếu nại. 
 Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong 
thời gian do luật quy định, có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án 
nhân dân.
+ Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo
Theo 4 bước:
Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền 
giải quyết tố cáo.
Bước 2: Trong thời hạn luật định, người giải quyết tố cáo phải tiến hành các việc 
xác minh và phải ra quyết định về giải quyết nội dung tố cáo.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_gdcd_12_nam_hoc_2019_2020_truo.docx