Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 10 trang lethu 04/03/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn
 SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM HỌC 2018 – 2019
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC LỚP 11
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Cảm ứng ở động vật
a) Cảm ứng ở các nhóm động vật
- Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.
- Trình bày được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác 
nhau (làm rõ các mức độ tiến hoá).
b) Điện tĩnh (điện thế nghỉ) và điện động (điện thế hoạt động)
- Nêu được khái niệm điện sinh học
- Phân biệt được khái niệm điện tĩnh và điện động.
c) Dẫn truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh
- Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục (có bao miêlin và không có bao miêlin) và chuyển 
xung thần kinh qua xinap.
d) Tập tính ở động vật và thói quen ở người
- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể).
- Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...).
- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng (phitôhoocmôn) có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát 
triển. 
- Nêu được ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp.
- Ra hoa là gì
- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm. 
- Phitocrôm là gì
- Ứng dụng kiến thức về chu kì quang vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ).
3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
a) Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
b) Vai trò của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và 
không có xương sống.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.
c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 
- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải 
thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).
4. Sinh sản ở thực vật
- Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái (không có sự 
tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính. D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng 
mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm.
Câu 5: Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ
 A. phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
 B. phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
 C. phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
 D. phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.
Câu 6: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là:
 A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
 B. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo.
 C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo.
 D. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác.
Câu 7: Tập tính nào sau đây là học được?
 A. Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng chạy trốn nhanh khi nhìn thấy 
người.
 B. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
 C. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới.
 D. Tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sau bướm, đốt cho sâu bị tê 
liệt rồi bỏ vào tổ; sau đó đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại.
Câu 8: Tập tính nào sau đây vừa là tập tính bẩm sinh vừa là học được?
 A. Tập tính bắt chuột ở mèo.
 B. Tập tính chim non di chuyển theo chim bố mẹ.
 C. Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
 D. Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa và hi sinh cả 
tính mạng của mình để bảo vệ tổ.
Câu 9: Tinh tinh kê các đồ vật để đứng lên lấy thức ăn treo ở trên cao. Đây là hình thức học tập:
 A. Học khôn. B. In vết. C. Điều kiện hóa hành động. D. Học ngầm.
Câu 10: Tập tính bẩm sinh là
 A. loại tập tính từ khi sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
 B. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
 C. những phản xạ có điều kiện.
 D. loại tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 11: Hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật bao gồm:
 A. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. B. GH, tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn.
 C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Êtilen, axit abxixic.
Câu 12: Tác dụng của auxin đối với cơ thể thực vật là:
 A. Kích thích hạt nảy mầm, ra rễ phụ; tăng ưu thế ngọn; ức chế chồi bên; gây hiện tượng hướng động, 
ứng động; ức chế rụng lá, quả.
 B. Nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.
 C. Nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột ; phá trạng thái ngủ, 
nghỉ của hạt.
 D. Thúc quả chóng chín, rụng lá.
Câu 13: Hoocmôn nào sau đây được ứng dụng vào sản xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống?
 A. Gibêrelin. B. Auxin. C. Axit abxixic. D. Xitôkinin.
Câu 14: Xuân hóa là
 A. hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào độ thấp.
 B. hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt ẩm.
 C. hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào ánh sáng.
 D. hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm.
Câu 15 : Theo quang chu kì, cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện chiếu sáng
 A. ít hơn 12 giờ. B. hơn 12 giờ. C. ít hơn 14 giờ. D. hơn 14 giờ.
Câu 16: Phitôcrôm là
 A. sắc tố cảm nhận quang chu kì, sắc tố cảm nhận ánh sáng của các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
 B. sắc tố tạo sự nảy mầm của các loại cây mẫn cảm với ánh sáng. Câu 28: Giai đoạn nhộng ở sâu bọ không chỉ là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành 
bướm mà còn
 A. là thời kì tích lũy chất dinh dưỡng để chuẩn bị sinh sản. B. giúp sâu bọ phát triển.
 C. giúp sâu bọ tránh được những tác động bất lợi của môi trường. D. giúp sâu bọ lẩn tránh kẻ thù.
Câu 29: Ếch, châu chấu, tôm, cua, ve sầu đều sinh trưởng phát triển có biến thái, nhưng ở ếch khác với các 
loài còn lại là
 A. giai đoạn ấu trùng của nó có đuôi.
 B. hình thái cơ thể ở giai đoạn ấu trùng rất khác giai đoạn trưởng thành.
 C. quá trình phát triển không chịu ảnh hưởng của hoocmon.
 D. mỗi giai đoạn của chúng sống ở một môi trường khác nhau.
Câu 30: Động vật có thể sinh trưởng phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái. Nhận xét đúng là
 A. muỗi – biến thái hoàn toàn. B. rắn – biến thái không hoàn toàn.
 C. rùa – không có biến thái. D. cóc – biến thái không hoàn toàn.
Câu 31: Nhóm động vật nào sau đây có thể sống ở cả hai môi trường (nước và cạn) nhưng sinh trưởng phát 
triển không qua biến thái?
 A. ếch, nhái, vịt. B. Ngỗng, cá sấu, rùa. C. muỗi và cóc. D. chuồn chuồn, nhái bén, rắn nước.
Câu 32: Cho các loài sau:
 (1) Cá chép. (2) Gà. (3) Ruồi. (4) Tôm. (5) Khỉ.
 (6) Cào cào. (7) Ếch (8) Cua.
 Những loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn:
 A. (4), (6), (8). B.(4), (5), (7). C. (5), (6), (7).D. (1), (2), (3).
Câu 33: Vì sao nuôi cá Rô phi, nên thu hoạch sau một năm mà không để lâu hơn nữa?
 A. sau một năm nuôi cá sẽ đạt kích thước tối đa.
 B. cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon.
 C. tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu, sau đó sẽ giảm.
 D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn.
Câu 34: Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng?
 (1) Ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng 
thành; ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành.
 (2) Ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng trải 
qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành.
 (3) Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng có 
hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.
 (4) Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng có 
hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.
 (5) Hình 1 là biến thái hoàn toàn, hình 2 là biến thái hoàn toàn.
 (6) Hình 1 là biến thái hoàn toàn, hình 2 là biến thái không hoàn toàn.
 (7) Loài muỗi có kiểu biến thái như hình 1.
 (8) Ruồi nhà có kiểu biến thái như hình 2.
 Phương án trả lời đúng là: Câu 46: Tại sao trong thức ăn, nước uống nếu thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh 
kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ thấp?
 A. Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin, làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào, thiếu 
tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào.
 B. Thiếu iốt dẫn đến thừa tirôxin, làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào, thừa 
tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào.
 C. Thiếu iốt dẫn đến thiếu isulin, làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào, thiếu 
isulin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào.
 D. Thiếu iốt dẫn đến thừa isulin, làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào, thừa 
isulin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào.
Câu 47: Vì sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có 
cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
 A. Vì thiếu testostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ làm cho gà trống con phát triển không bình 
thường.
 B. Vì thiếu Ơstrôgen (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ làm cho gà trống con phát triển không bình thường.
 C. Vì thừa Ơstrôgen (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ làm cho gà trống con phát triển không bình thường.
 D. Vì thừa testostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ làm cho gà trống con phát triển không bình thường.
Câu 48: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:
 A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH 
của tuyến yên.
 B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra 
hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
 C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH 
của tuyến yên.
 D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Ơstrôgen ức chế sự tiết ra FSH 
và LH của tuyến yên.
Câu 49: Một nhà khoa học muốn phát triển thuốc tránh thai cho nam giới dựa trên tác động lên tuyến yên. 
Nếu vậy, thuốc tránh thai đó phải tác động lên loại hoocmon nào của tuyến yên? Vì sao ?
 A. Thuốc sẽ ức chế tiết hoocmon FSH, vì FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
 B. Thuốc sẽ ức chế tiết hoocmon LH, vì LH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
 C. Thuốc sẽ ức chế tiết hoocmon testostêron, vì testostêron kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
 D. Thuốc sẽ ức chế tiết hoocmon FSH và LH, vì FSH và LH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh 
trùng.
Câu 50: Nhân tố nào nào sau đây không phải là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát 
triển của động vật?
 A. Nhiệt độ. B. Hoocmôn. C. Thức ăn. D. Ánh sáng.
Câu 51: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển 
của trẻ em vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D chuyển hóa thành vitamin D, có vai trò:
 A. chuyển hóa Na để hình thành xương. B. chuyển hóa Ca để hình thành xương.
 C. chuyển hóa K để hình thành xương. D. oxi hóa đê hình thành xương.
Câu 52: Khi nhiệt độ môi trường quá thấp sẽ hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật, ngoại 
trừ giai đoạn:
 A. trứng ở các loài đẻ trứng. B. nhộng ở các loài côn trùng. C. con non. D. trưởng thành.
Câu 53: Cá Rô Phi ngừng lớn, ngừng sinh sản ở nhiệt độ 
 A. 3 – 5,6oC. B. 16 – 18 oC. C 20 – 25 oC. D. 25 – 30 oC.
Câu 54: Yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và con 
người?
 A. Thức ăn. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Độ ẩm.
Câu 55: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đẻ trứng có một giai đoạn không cần 
lấy thức ăn từ môi trường ngoài, đó là:
 A. giai đoạn phôi. B. giai đoạn ấu trùng. C. giai đoạn hậu phôi. D. giai đoạn sau trưởng thành.
Câu 56: Trong quá trình phát triển ở người, các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn:
 A. phôi thai. B. sơ sinh. C. sau sơ sinh. D. trưởng thành.
Câu 57: Tại sao khi trời rét chúng ta cảm giác nhanh đối bụng?

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2018_2.doc