Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lê Quý Đôn

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 12 TỔ SINH - CN NĂM HỌC 2018 - 2019 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN VI: TIẾN HÓA 1. Bằng chứng tiến hóa - Bằng chứng giải phẫu so sánh: cho ví dụ phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thóai hóa. - Bằng chứng tế bào học và bằng chứng sinh học phân tử 2. Thuyết tiến hóa của ĐACUYN (1809 -1882) - Nội dung? - Biến dị cá thể là gì? biến dị cá thể có vai trò gì với tiến hóa? - Cơ chế chính của tiến hóa? - Đóng góp quan trọng và hạn chế chính 3. Thuyết tiến hóa hiện đại - Khái niệm về tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn? - Nêu nguồn biến dị sơ cấp và nguồn biến dị thứ cấp của tiến hóa? - Vai trò giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa? - Nhân tố tiến hóa là gì? Kể tên các nhân tố tiến hóa? vai trò của từng nhân tố tiến hóa? 4. So sánh quan niệm Đacuyn với quan niệm hiện đại về CLTN 5. Qúa trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào? 6. Nêu khái niệm về loài? Cho ví dụ phân biệt cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử 7. Cách li địa lí là gì? Phân biệt vai trò cách li địa lí và vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới 8. Lai xa? Nhược điểm của con lai xa? Nguyên nhân bất thụ của con lai xa? 9. Hình thành loài bằng lai xa đa bội hóa thường xảy ra với những loài sinh vật nào? Tại sao? 10. Vì sao quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới? 11. Hướng nào là hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới? 12. Phân biệt tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học về các sự kiện chính và kết quả . 13. Hoá thạch là gì? Vai trò của việc nghiên cứu hóa thạch đối với tiến hóa? 14. Thứ tự các đại và các kỉ trong lịch sử phát triển của sinh giới? Đặc điểm sinh vật điển hình trong mỗi đại? 15. Nguồn gốc của loài người? các giai đoạn chính của quá trình phát sinh lòai người? Loài vượn người nào giống người nhất? PHÂN VII: SINH THÁI 16. Khái niệm giới hạn sinh thái? Khoảng thuận lợi? Khoảng chống chịu? 17. K hái niệm về ổ sinh thái. Nguyên nhân hình thành ổ sinh thái. 18. Nêu khái niệm về quần thể sinh vật . Cho ví dụ. 19. Các mối quan hệ trong quần thể: Cho ví dụ? Đặc điểm? Ý nghĩa? 20. Các đặc trưng cơ bản của QT. 21. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể? Nguyên nhân? Cho ví dụ? 22. QXSV là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của QXSV? Các mối quan hệ trong QXSV: Đặc điểm, Cho ví dụ? 23. Diễn thế sinh thái là gì? Phân biệt các kiểu DTST? Cho ví dụ? 24. Hệ sinh thái? Các thành phần của HST? HST nhân tạo và HST tự nhiên có điểm gì giống nhau và khác nhau? 25. Khái niệm về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Cho ví dụ? phân tích vai trò của các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn 26. Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn? cho ví dụ? 27. Dòng năng lương trong hệ sinh thái có đặc điểm gì? 28. Hiệu suất sinh thái là gì? 1 D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 15: Nhân tố nào sau đây có thể làm biến đổi tần số tương đối alen của một gen một cách nhanh nhất? A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li. Câu 16: Nhân tố nào sau đây làm biến đổi tần số tương đối alen của một gen một cách rất chậm? A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. đột biến luôn tạo ra các alen có lợi. B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm. Câu 18: Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào? A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li. D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 19: Nhân tố nào sau đây tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Nguồn gen du nhập. D. Giao phối. Câu 20: Nhân tố nào sau đây tạo ra nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Nguồn gen du nhập. D. Giao phối. Câu 21: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào A. môi trường. B. tổ hợp gen chứa đột biến đó. C. tác nhân gây ra đột biến đó. D. môi trường và tổ hợp gen đột biến. Câu 22: Quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của những nhân tố chủ yếu nào? A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng. C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Biến dị, di truyền và giao phối. Câu 23: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào các yếu tố nào? A. Áp lực của CLTN. B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. C. Tốc độ sinh sản của loài. D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể. Câu 24: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen. B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao. C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng. Câu 25: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực vì: A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình. B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 26: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm. B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy. C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường. D. sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm. Câu 27: Cách li sau hợp tử không phải là A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 28: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. 3 Câu 43: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. Câu 44: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 45: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì? A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ. B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit. C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ. D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất. Câu 46: Quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái đất có thể chia thành các giai đoạn A. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học. B. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học. C. tiến hoá tiền sinh hoc, tiến hoá sinh học. D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học. Câu 47: Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường A. trong đại dương. B. khí quyển nguyên thủy. C. trong lòng đất. D. trên đất liền. Câu 48: Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất A. H2. B. O2. C. N2. D. NH3. Câu 49: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh. D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. Câu 50: Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. Cambri => Silua => Đêvôn => Pecmi => Cacbon => Ocđôvic. B. Cambri => Silua => Cacbon => Đêvôn => Pecmi => Ocđôvic. C. Cambri => Silua => Pecmi => Cacbon => Đêvôn => Ocđôvic. D. Cambri => Ocđôvic => Silua => Đêvôn => Cacbon => Pecmi. Câu 51: Loài người hình thành vào kỉ A. Đệ tam. B. Đệ tứ. C. Jura. D. Tam điệp. Câu 52: Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại Trung sinh? A. Phấn trắng. B. Jura. C. Tam điệp. D. Đêvôn. Câu 53: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào? A. Cacbon. B. Đêvôn. C. Silua. D. Pecmi. Câu 54: Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 55: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng? A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này. B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ. C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng. D. ở kỉ Đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế. Câu 56: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật. B. sự phát triển cực thịnh của bò sát. C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú. D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. 5 C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 72: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới: A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. Câu 73: Kiểu phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là: A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 74: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 75: Kiểu phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là: A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 76: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ? A. Rái cá trong hồ. B. Ếch nhái ven hồ. C. Ba ba ven sông. D. Vi khuẩn lam trong hồ. Câu 77: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt: A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa. C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng. Câu 78: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là: A. tăng hiệu quả nhóm. B. tăng tỉ lệ sinh. C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh. Câu 79: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. Câu 80: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 81: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 82: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 83: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể. Câu 84: Hiện trượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. B. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong quần xã. C. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. D. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. Câu 85: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh. B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Câu 86: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ: A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 87: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: A. hội sinh. B. hợp tác. C. ức chế - cảm nhiễm. D. cạnh tranh. Câu 88: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở: A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm. C. cộng sinh, hội sinh, kí sinh. D. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. 7
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2018_2.doc