Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học 12 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

doc 3 trang lethu 27/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học 12 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học 12 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học 12 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT HKI NĂM 2016-2017 
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Sinh học lớp 12
 Thời gian làm bài:45 phút; 
 Mã đề: 01 (40 câu trắc nghiệm/2trang)
Họ và tên HS:..SBD:..Phòng thi:Lớp:..
Câu 1. Đặc điểm của mã di truyền:
I. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
II. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
III. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại 
lệ).
IV. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
V. Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ 
AUG và UGG).
Trả lời:
 A. I, II, III, V. B. I, II, III, IV. C. II, III, IV, V. D. I, III, IV, V.
 Câu 2. Trong quá trình tái bản ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các 
đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym nối. 
Enzym nối ở đây là:
 A. helicaza. B. ADN – gyraza. C. ADN – ligaza. D. ADN – polimeraza. 
Câu 3. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:
A. nơi tiếp xúc với enzym ARN polimeraza. B. mang thông tin quy định protein ức chế.
C. mang thông tin quy định enzym ARN polimeraza . D. nơi liên kết với protein điều hoà.
Câu 4. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:
 A. mất đoạn, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn, đảo đoạn.
 B. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
 C. mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, đảp đoạn và thay thế một cặp nucleotit.
 D. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và thay thế một cặp nucleotit.
Câu 5. Lai phân tích là phép lai:
 A. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau.
 B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. 
 C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
 D. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu 
 gen.
Câu 6. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
 A. ♀AA x ♂aa và ♀AA x ♂aa. B. ♀Aa x ♂aa và ♀ aa x ♂ AA.
 C. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb. D. ♀AABB x ♂aabb và ♀ aabb x ♂AABB.
Câu 7. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:
 A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.
 B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
 C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.
 D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. B. đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
C. các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
D. đột biến lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
Câu 36. Mức độ có hai hay có lợi của đột biến gen phụ thuộc vào 
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. điều kiện sống của sinh vật.
C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
D. tổ hợp gen và điều kiện môi trường. 
Câu 42. Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F1 đồng loạt tính 
trạng của một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể 
kết luận tính trạng này tuân theo quy luật phân li? 
A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 7. D. 1 : 1 : 1 : 1. 
Câu 48. Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con:
 A. alen B. kiểu hình C. kiểu gen D. tính trạng
Câu 51: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen Ab đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và 
 aB
b với tần số là 32%. Tính theo lý thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế 
bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b là
A. 640. B. 820.C. 360. D. 180.
Câu 31. Phát biều đúng về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN: 
A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con.
B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn.
C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ 
xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con.
D. Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân 
tử ADN con.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_12_ma_de_01_nam_hoc.doc