Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học 10 - Mã đề 357 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học 10 - Mã đề 357 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học 10 - Mã đề 357 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II 2015-2016 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN SINH HỌC LỚP 10 (32 câu trắc nghiệm/02trang) Mã đề thi 357 Họ và tên HS:..................................................................... SBD: ............................. Lớp:. Câu 1: Đặc điểm cơ bản của pha G1 ở kì trung gian là A. tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào. B. tổng hợp prôtêin histôn, prôtêin của thoi phân bào. C. diễn ra sự nhân đôi AND, NST và trung tử. D. pha sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Câu 2: Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào 2n NST tạo ra A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. B. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. Câu 3: Một quần thể vi sinh vật ban đầu có 10 3 tế bào. Số tế bào trong quần thể trên sau 3 giờ là bao nhiêu, biết thời gian thế hệ của chúng là 20 phút? A. 512x103 tế bào. B. 64x103 tế bào. C. 128x103 tế bào. D. 256x103 tế bào. Câu 4: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 128 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 128. B. 16. C. 64. D. 32. Câu 5: NST co xoắn cực đại vào kì nào sau đây trong quá trình phân bào? A. Kì giữa. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì đầu. Câu 6: Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần nguyên phân liên tiếp tạo ra được A. 2k tế bào con B. k – 2 tế bào con. C. 2k tế bào con. D. k/2 tế bào con. Câu 7: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. tất cả các kì. D. kì sau. Câu 8: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha A. cân bằng. B. suy vong. C. lũy thừa. D. tiềm phát. Câu 9: Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia được gọi là A. thời gian phát triển. B. thời gian tiềm phát. C. thời gian một thế hệ. D. thời gian sinh trưởng. Câu 10: Trình tự các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là A. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha lũy thừa → pha suy vong. B. pha cân bằng → pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha suy vong. C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. D. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong. Câu 11: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nào sau đây? A. Giảm phân. B. Thụ tinh. C. Nguyên phân. D. Phân đôi. Câu 12: Trình tự các giai đoạn trong chu kì tế bào là A. G1 → G2 → S → nguyên phân. B. G1 → S → G2 → nguyên phân. C. S → G1 → G2 → nguyên phân. D. G2 → G1 → S → nguyên phân. Câu 13: Kiểu dinh dưỡng của động vật nguyên sinh là A. hoá tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng. Câu 14: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 15: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl (0,5). Trang 1/2 - Mã đề thi 357
File đính kèm:
de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_10_ma_de_357_nam_h.doc