Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học 11 (Cơ bản) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học 11 (Cơ bản) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Sinh học 11 (Cơ bản) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 TỔ SINH – CN MÔN: Sinh học 11 CB Phần trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1: Phản xạ là A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại kích thích bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại kích thích bên trong cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Câu 2: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do A. các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng. C. các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể. D. các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng. Câu 3: Não trong hệ thần kinh ống gồm có những phần nào? A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não. C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não. D. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa và tiểu não. Câu 4: Điện thế nghỉ là A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. C. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. Câu 5: Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ A. phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. B. phân cực sang mất phân cực, đảo cực. C. phân cực sang đảo cực và tái phân cực. D. phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. Câu 6: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là: A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác. B. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo. C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo. D. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác. Câu 7: Tập tính nào sau đây là học được? Câu 16: Phitôcrôm là A. sắc tố cảm nhận quang chu kì, sắc tố cảm nhận ánh sáng của các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm. B. sắc tố tạo sự nảy mầm của các loại cây mẫn cảm với ánh sáng. C. sắc tố thúc đẩy sự ra hoa, tạo quả và kết hạt. D. sắc tố cảm nhận chu kì quang của thực vật. Câu 17: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có A. phát triển chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành. B. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành. D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành. Câu 18: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: A. bướm, ruồi, ong.B. Châu chấu, cào cào, bọ ngựa. C. Ốc, tôm, cua. D. Cá chép, gà, thỏ, lợn. Câu 19: Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là: A. GH, tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđixơn, juvenin. B. Ecđixơn, juvenin. C. tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđixơn, juvenin. D. GH, tirôxin, ơtrôgen, testostêron. Câu 20: Người khổng lồ là do A. tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn GH vào giai đoạn trẻ em. B. tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn GH vào giai đoạn trẻ em. C. tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hoocmôn tirôxin. D. tuyến giáp sản xuất ra quá ít hoocmôn tirôxin. Phần tự luận (3 điểm): Câu 21 (1 điểm): Vì sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục? Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng - phát triển ở động vật và người là gì? Đáp án: - Vì, thiếu hoocmôn testostêron. (0,5đ) - Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình. (0,5đ) Câu 22 (1 điểm): Do đâu mà cây lúa nước sâu (cây lúa ngoi) có thể luôn ngoi lên trên mặt nước khi nước lũ tràn về? Phát triển ở thực vật là gì? Đáp án: - Do tác động phối hợp giữa gibêrelin, auxin và êtilen. (0,5đ) - Phát triển ở thực vật là biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. (0,5đ)
File đính kèm:
de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_11_co_ban_nam_hoc.doc