Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 4 trang lethu 27/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAKLAK KIỂM TRA 1 TIẾT HKI NĂM HỌC 2016 - 2017
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Môn: SINH HỌC LỚP 12
 (Đề thi có 05 trang)
 Câu 1: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”? 
 A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN. 
 Câu 2. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân 
 thực là 
 A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể. 
 B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung. 
 C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza. D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen. 
 Câu 3: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen? 
 A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB. 
 Câu 4. Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa 
 có thể được tạo ra là
 A. 8. B. 4. C. 1. D. 2. 
 Câu 5. Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng 
 trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. 
 Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con 
 trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ 
 ai?
 A. Bố. B. Mẹ. C. Bà nội. D. Ông nội. 
 Câu 6. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch 
 đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình 
 nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục. 
 B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. 
 C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
 D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. 
 Câu 7. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen 
 của quần thể sinh vật? 
 A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội. 
 Câu 8. Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất 
 thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc 
 thể này 
 A. mắc hội chứng Claiphentơ. 
 B. mắc hội chứng Đao. 
 C. mắc hội chứng Tớcnơ. 
 D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. 
 Câu 9. Cho biết các gen phân li độc lập, các 
 alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột 
 biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho 
 đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1? 
 A. Aabb × aaBb. B. AaBb × AaBb.
 C. AaBB × AABb. D. AaBB × AaBb. 
 Câu 10. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể 
 luôn tạo ra thể ba. 
 B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. 
 - 1 - Câu 17. Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch 
gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột 
biến điểm: 
Gen ban đầu: Alen đột biến 1:
Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA XXG5' Mạch gốc: 3'TAX TTX AAA XXA5' 
Alen đột biến 2: Alen đột biến 3:
Mạch gốc: 3'TAX ATX AAA XXG5' Mạch gốc: 3'TAX TTX AAA TXG5' 
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 
5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser.
 Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây sai? 
A. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen 
ban đầu mã hóa. 
B. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị 
thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. 
C. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã. 
D. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. 
Câu 18. Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số 
cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen 
này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau 
đây phù hợp với phép lai trên? 
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%. 
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%. 
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%. 
D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%. 
Câu 19. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định 
thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các 
cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây H thuộc loài này lần lượt 
giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau: 
- Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả 
bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn. 
- Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả 
bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn. 
Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của cây H là 
 A. Ab B. Ab C. AB D. aB 
 ab aB ab ab
Câu 20. Cho biết gen mã hóa cùng một loại Trình tự nuclêôtit khác 
enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự Loài nhau của gen mã hóa 
nuclêôtit sau đây: Phân tích bảng dữ liệu trên, enzim đang xét
có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa Loài A X A G G T X A G T T 
các loài trên là 
 Loài B X X G G T X A G G T 
A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng 
 Loài C X A G G A X A T T T 
gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan 
hệ xa nhau nhất. Loài D X X G G T X A A G T
B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng 
gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. 
C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ 
xa nhau nhất. 
D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ 
xa nhau nhất. 
 - 3 -

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_12_nam_hoc_2016_201.doc