Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 485 (Có đáp án)

doc 2 trang lethu 25/04/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 485 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 485 (Có đáp án)

Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 485 (Có đáp án)
 Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II 
 Lớp: Môn: SINH HỌC 11 
 Học sinh đánh dấu (X) vào đáp án đúng nhất.
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A
B
C
D
 Câu 1: Sinh trưởng thứ cấp là:
 A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
 B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
 C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
 D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
 Câu 2: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
 A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
 B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
 C. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
 D. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
 Câu 3: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
 A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
 B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
 C. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể. D. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
 Câu 4: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
 A. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
 C. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.D. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
 Câu 5: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập tính nào?
 A. Toàn là tập tính học tập. B. Số ít là tập tính bẩm sinh.
 C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. D. Phần lớn là tập tính học tập.
 Câu 6: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
 A. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển. B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
 C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
 Câu 7: Phát triển ở thực vật là:
 A. biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 B. biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 C. biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 D. biểu hiện qua hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
 Câu 8: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở:
 A. Cơ quan còn non. B. Cơ quan đang hoá già. C. Cơ quan sinh sản. D. Cơ quan sinh dưỡng.
 Câu 9: Xitôkinin có vai trò:
 A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế bào.
 B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.
 C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.
 D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá già của tế bào.
 Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
 A. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
 C. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
 Câu 11: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có:
 A. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.
 B. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
 C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
 D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
 Câu 12: Tuổi của cây một năm được tính theo:
 A. Số cành. B. Số lá. C. Số lóng. D. Số chồi nách.
 Câu 13: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
 A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. B. Toàn là tập tính tự học.
 C. Phần lớn tập tính tự học. D. Số ít là tập tính bẩm sinh.
 Trang 1/2 - Mã đề thi 485

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_11_ma_de_485_co_da.doc