Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 12 (Nâng cao) - Mã đề 210 - Trường THPT Buôn Ma Thuột

doc 2 trang lethu 21/07/2024 610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 12 (Nâng cao) - Mã đề 210 - Trường THPT Buôn Ma Thuột", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 12 (Nâng cao) - Mã đề 210 - Trường THPT Buôn Ma Thuột

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 12  (Nâng cao) - Mã đề 210 - Trường THPT Buôn Ma Thuột
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT Sinh HỌc 12 – Nâng Cao
 Mã đề thi 210
Câu 1: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm.
A. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
C. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn. D. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
Câu 2: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể 
làm xuất hiện dạng đột biến ?
A. Chuyển đoạn và mất đoạn. B. Lặp đoạn và mất đoạn. C. Đảo đoạn và lặp đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 3: Bản chất quy luật phân li của Menđen là:
A. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1. B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. D. sự phân li đồng đều của các alen trong giảm phân.
Câu 4: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có ba alen là A1, A2,A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định 
(A1 quy định hoa vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa trắng ). Cho cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng 
lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F 1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa xanh thuần chủng được F2. 
Gây tứ bội hóa F2 bằng coxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa xanh và các cây hoa vàng. Cho cây tứ bội hoa 
vàng và cây tứ bội hoa xanh ở F2 lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, 
thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về đời F3?
A. Trong số hoa xanh, tỉ lệ hoa thuần chủng là 1/6 B. Không có kiểu hình hoa vàng thuần chủng
C. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình hoa xanh D. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng
Câu 5: Trên 1 NST, xét 4 gen X, Y, Z, W. Khoảng cách tương đối giữa các gen là XY = 2.5cM, YZ = 15.5cM, YW= 
6.5cM, ZW = 22cM, XZ = 18cM. Trật tự các gen trên NST là:
A. ZXYW. B. YXZW. C. WXYZ D. XYZW.
Câu 6: Một gen có 2346 liên kết hiđrô. Hiệu số giữa Ađênin của gen với một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số 
nuclêôtit của gen đó. Chiều dài của gen đó là: A. 4080 A0. B. 3468 A0. C. 3060 A0 D. 5100 A0.
 AB
Câu 7: Với tần số hoán vị gen là 20%, cá thể có kỉểu gen cho tỉ lệ các loại giao tử là:
 ab
A. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30% B. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%
C. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40% D. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%
Câu 8: Ở một loài thực vật, cho Pt/c: cây cao, hoa vàng x cây thấp, hoa đỏ thu được F 1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho 
F1 tự thụ phấn thu được F 2: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, 
hoa vàng. Cho biết các gen thuộc nhiểm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực 
và giao tử cái. Tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F2 A. 13%. B. 16%. C. 34%. D. 26%.
Câu 9: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn?
A. Sau dịch mã. B. Trước phiên mã. C. Dịch mã. D. Phiên mã.
Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Dịch mã. C. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). D. Phiên mã.
Câu 11: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận nào sau đây:
(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 12: Thành phần nào sau đây không thuộc thành cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Gen điều hòa (R) qui định tổng hợp protein ức chế
B. Vùng khởi động (P) là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
C. Các gen câu trúc (Z, Y, A) qui định tổng hợp các enzim phân giải đường lactozo
D. Vùng vận hành (O) là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
Câu 13: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ? 
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. 
C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 Trang 1/2 - Mã đề thi 210

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_12_nang_cao_ma_de_210_truong.doc