Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 12 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 12 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 12 - Mã đề 209 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮKLẮK KIỂM TRA 15 PHÚT NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Môn: SINH HỌC 12 Họ, tên học sinh: ................................................................................................ Lớp: ........................... Đánh dấu “X” vào ô đáp án đúng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D Câu 1: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 0C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6 0C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn. Câu 2: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. B. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. C. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 3: Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật: (1) lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.(2) cây phong lan sống trên thân cây gỗ. (3) cây tầm gửi sống trên thân cây khác. (4) hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn. (5) trùng roi sống trong ruột mối. (6) chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò. Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi? A. 3 B. 5 C. 6 D. 2 Câu 4: Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây? 1. Quan hệ hỗ trợ. 2. Quan hệ cạnh tranh khác loài. 3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác. 4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài. 5. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Phương án đúng: A. 1,4,5. B. 1,2,3,4. C. 1,3,4. D. 1,4. Câu 5: Trường hợp nào sau đây biến động không theo chu kỳ: A. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa. B. Ruồi muỗi tăng nhanh vào mùa hè. C. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân. D. Gà rừng chết do rét. Câu 6: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới: A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể. Câu 7: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là: A. sinh cảnh. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. môi trường. Câu 8: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật? A. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con voi sống ở rừng Quốc Gia Yok Đôn. D. Những con cá sống trong một cái hồ. Trang 1/2 - Mã đề thi 209
File đính kèm:
de_kiem_tra_15_phut_mon_sinh_hoc_12_ma_de_209_nam_hoc_2016_2.doc