Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 301 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)

doc 4 trang lethu 14/08/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 301 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 301 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 301 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG MÔN ĐỊA LÍ 12
 Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) 
 Mã đề thi 301
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Vấn đề về điện ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không được giải quyết theo hướng nào sau 
đây?
 A. sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
 B. một số nhà máy thủy điện sử dụng nước từ Tây Nguyên đưa xuống.
 C. xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô nhỏ, trung bình.
 D. sử dụng đường lưới điện quốc gia.
Câu 2: Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du miền núi Bắc 
Bộ là
 A. vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ.
 B. thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
 C. thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.
 D. nguồn lao động trong chăn nuôi chưa được đào tạo nhiều.
Câu 3: Trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông-lâm-ngư), Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi như 
thế nào?
 A. Giảm tỉ trọng ngành thủy sản, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
 B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
 C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
 D. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
Câu 4: Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải
 A. tạo ra các giống lúa chịu mặn, phèn. B. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
 C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. D. có nước ngọt để thau chua rửa mặn.
Câu 5: Mặc dù trong những năm gần đây, thông tin liên lạc ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt 
bậc, nhưng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông chưa đạt mức trung bình của khu vực, vì
 A. đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật của ta còn ít.
 B. khoa học, công nghệ nước ta còn nhiều hạn chế.
 C. nền kinh tế nước ta vẫn thuộc loại chậm phát triển.
 D. điểm xuất phát của ngành viên thông nước ta rất thấp.
Câu 6: Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
 A. kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ còn nhỏ.
 B. tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam.
 C. trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng nhất nhất thuộc về ngành nông – lâm – ngư.
 D. đóng góp GDP cho cả nước thấp hơn nhiều so với hai vùng phía Bắc và phía Nam.
Câu 7: Căn cứ vào Alat địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng kinh tế nào có GDP bình quân 
tính theo đầu người cao nhất?
 A. Vùng Đông Nam Bộ. B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
 C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. D. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 8: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm các phân ngành
 A. khai thác dầu khí và thủy điện.
 B. nhiệt điện và thủy điện.
 C. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện .
 D. khai thác than và sản xuất điện.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ ở Tây Nguyên
 A. rừng có nhiều gỗ và chim, thú quý. B. tài nguyên rừng đã bị suy giảm.
 C. lâm nghiệp là một thế mạnh của vùng. D. sản lượng gỗ hằng năm tăng liên tục.
 Trang 1/4 - Mã đề thi 301 A. bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp.
 B. phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp đều đưa từ các vùng khác đến.
 C. việc giải quyết vấn đề việc làm gặp nhiều nan giải.
 D. sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp.
Câu 20: Động vật có giá trị hơn cả ở đồng bằng Sông Cửu Long là
 A. chim và cá. B. cá và tôm. C. tôm và chim. D. cá và thú rừng.
Câu 21: Ven biển của vùng Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển:
 A. Tất cả các ý trên. B. Khai thác dầu khí.
 C. Trồng cây công nghiệp lâu năm. D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 22: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
 A. giống cây trồng. B. bảo vệ rừng. C. thủy lợi. D. lao động.
Câu 23: Khó khăn về tài nguyên thủy sản ở nước ta hiện nay là
 A. hệ thống các cảng chưa đáp ứng yêu cầu.
 B. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
 C. ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi hải sản suy giảm.
 D. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn hạn chế.
Câu 24: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở:
 A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm qua khá ổn định.
 B. Đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta.
 C. Tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
 D. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Câu 25: Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) của nước ta
 A. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.
 B. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.
 C. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.
 D. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.
Câu 26: Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?
 A. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư phong phú.
 B. Cần cù, sáng tạo.
 C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
 D. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh.
Câu 27: Huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Bình Thuận
 A. Côn Đảo. B. Kiên Hải. C. Lý Sơn. D. Phú Qúy.
Câu 28: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền
 A. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
 B. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
 C. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
 D. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
Câu 29: Trung du miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
 A. cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
 B. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
 C. cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.
 D. cây dược liệu, cây rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 30: Cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ từ đông sang tây theo thứ tự là
 A. rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thủy sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng; cây 
công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng đầu nguồn.
 B. rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thủy sản; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc 
lớn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng đầu nguồn.
 C. rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thủy sản; rừng đầu nguồn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, 
gia cầm; rừng; cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
 D. rừng; cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn ; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi 
thủy sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng đầu nguồn.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 301

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_het_hoc_ki_ii_mon_dia_li_12_ma_de_301_nam_hoc_20.doc
  • xlsxDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Dap an cac ma de.xlsx
  • docDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Dapan.doc
  • docxDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Matrande.docx