Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 302 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)

doc 4 trang lethu 14/08/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 302 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 302 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 302 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG MÔN ĐỊA LÍ 12
 Thời gian làm bài: 50 phút(Không kể thời gian giao đề) 
 Mã đề thi 302
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) của nước ta
 A. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.
 B. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.
 C. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.
 D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.
Câu 2: Công nghiệp chế biến cà phê phân bố chủ yếu ở vùng
 A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
 B. Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
 D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 3: Trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông-lâm-ngư), Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi như 
thế nào?
 A. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
 B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
 C. Giảm tỉ trọng ngành thủy sản, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
 D. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
Câu 4: Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ
 A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
 B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
 C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
 D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Câu 5: Động vật có giá trị hơn cả ở đồng bằng Sông Cửu Long là
 A. chim và cá. B. cá và thú rừng. C. tôm và chim. D. cá và tôm.
Câu 6: Căn cứ vào Alat địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng kinh tế nào có GDP bình quân 
tính theo đầu người cao nhất?
 A. Vùng Đông Nam Bộ. B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
 C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. D. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 7: Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du miền núi Bắc 
Bộ là
 A. thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
 B. vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ.
 C. thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.
 D. nguồn lao động trong chăn nuôi chưa được đào tạo nhiều.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ ở Tây Nguyên
 A. rừng có nhiều gỗ và chim, thú quý. B. tài nguyên rừng đã bị suy giảm.
 C. lâm nghiệp là một thế mạnh của vùng. D. sản lượng gỗ hằng năm tăng liên tục.
Câu 9: Mức đóng góp cho GDP cả nước của ba vùng kinh tế trọng điểm năm 2005 là (%)
 A. 66,9. B. 66,6. C. 66,8. D. 66,7.
Câu 10: Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
 A. Quảng Nam. B. Bình Định. C. Phú Yên. D. Khánh Hòa.
Câu 11: Cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ từ đông sang tây theo thứ tự là
 A. rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thủy sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng; cây 
công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng đầu nguồn.
 Trang 1/4 - Mã đề thi 302 D. đất bazan và khí hậu cận xích đạo.
Câu 23: Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về
 A. địa hình có các cao nguyên badan xếp tầng. B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.
 C. sự phân hóa khí hậu làm hai mùa rõ rệt. D. đất đỏ badan .
Câu 24: Vấn đề về điện ở Duyên hải Nam Trung Bộ không được giải quyết theo hướng nào sau đây?
 A. sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
 B. một số nhà máy thủy điện sử dụng nước từ Tây Nguyên đưa xuống.
 C. xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô nhỏ, trung bình.
 D. sử dụng đường lưới điện quốc gia.
Câu 25: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở:
 A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm qua khá ổn định.
 B. Đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta.
 C. Tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
 D. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Câu 26: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam 
Bộ là
 A. bảo vệ rừng. B. giống cây trồng. C. thủy lợi. D. lao động.
Câu 27: Để cải tạo đất mắn, đất phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải
 A. tạo ra các giống lúa chịu mặn, phèn. B. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
 C. có nước ngọt để thau chua rửa mặn. D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
Câu 28: Trung du miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
 A. cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
 B. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
 C. cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.
 D. cây dược liệu, cây rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 29: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN CÔNG THEO 
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
 Năm trình độ 1996 2005 2010 2013 2014
 Đã qua đào tạo 12,3 25,0 14,6 17,9 18,6
 Trong đó:
 Chứng chỉ nghề sơ cấp 6,2 15,5 3,8 5,3 4,9
 Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2 3,4 3,7 3,7
 Cao đẳng, đại học trở lên 2,3 5,3 7,4 8,9 10,0
 Chưa qua đào tạo 87,7 75,0 85,4 82,1 81,4
 (Nguồn:Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên
 A. chiếm tỉ lệ cao nhất là trung cấp.
 B. lực lượng lao động có trình độ cao khá nhiều.
 C. phần lớn lao động nước ta chưa qua đào tạo.
 D. trình độ người lao động nước ta không biến động.
Câu 30: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là :
 A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
 C. Tây Nguyên. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật vùng biển và 
hải đảo nước ta
 A. tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
 B. hạn chế đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
 C. cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.
 D. tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 302

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_het_hoc_ki_ii_mon_dia_li_12_ma_de_302_nam_hoc_20.doc
  • xlsxDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Dap an cac ma de.xlsx
  • docDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Dapan.doc
  • docxDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Matrande.docx