Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 307 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)

doc 4 trang lethu 19/08/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 307 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 307 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra hết học kì II môn Địa lí 12 - Mã đề 307 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG MÔN ĐỊA LÍ 12
 Thời gian làm bài: 50 phút(Không kể thời gian giao đề) 
 Mã đề thi 307
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở Đồng bằng Sông Hồng là
 A. diện tích đất canh tác đầu người ngày càng giảm.
 B. rừng và đất nông nghiệp ngày càng giảm.
 C. đất thổ cư và đất chuyên dùng ngày càng bị thu hẹp.
 D. diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp điện ở Bắc Trung Bộ
 A. là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.
 B. việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào nguồn lưới điện quốc gia.
 C. xây dựng cà nhà máy nhiệt điện nhưng với công suất nhỏ.
 D. đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện trên các sông.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ
 A. hình thành được một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
 B. thu hút đầu tư nước ngoài rất bé nhỏ.
 C. hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng.
 D. đã hình thành được một chuỗi các trung tâm công nghiệp.
Câu 4: So với cả nước năm 2005, đàn trâu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm
 A. 1/5. B. 1/3. C. ¼. D. ½
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không nước ta
 A. cơ sở vật chất được hiện đại hóa nhanh.
 B. là ngành non trẻ.
 C. có bước tiến rất nhanh.
 D. số lượng vận chuyển hành khách lớn nhất trong cơ cấu vận tải .
Câu 6: Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh
 A. Quảng Nam. B. Đà Nẵng. C. Quảng Ngãi. D. Huế.
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết vịnh Vân Phong và Cam Ranh thuộc 
tỉnh (thành phố) nào?
 A. Khánh Hoà. B. Hải Phòng. C. Huế. D. Quảng Ninh.
Câu 8: Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới.
 A. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.
 B. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.
 C. Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê.
 D. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.
Câu 9: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là
 A. tăng cường giao đất giao rừng.
 B. khai thác rừng hợp lí, đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
 C. ngăn chặn nạn phá rừng.
 D. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại các địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 10: Từ năm 1993 nước ta là nước nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước khi Đổi mới thể 
hiện ở
 A. tăng cường nhập khẩu hàng phục vụ cho tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
 B. tổng giá trị nhập khẩu giảm so với thời kì trước.
 C. không nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị có giá thành cao.
 D. cơ cấu hàng nhập khẩu .
 Trang 1/4 - Mã đề thi 307 D. gây thiếu nước ngọt phục vụ cho canh tác.
Câu 21: Trung du miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong 
nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có:
 A. mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.
 B. vị trí địa lí đặc biệt.
 C. nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
 D. tất cả đều đúng.
Câu 22: Vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công 
nghiệp theo chiều sâu là
 A. quy hoạch không gian lãnh thổ. B. thiếu nguyên liệu.
 C. bảo vệ môi trường. D. thiếu lao động chuyên môn cao.
Câu 23: Điều kiện kinh tế xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta
 A. có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
 B. có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.
 C. có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
 D. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có cả cận nhiệt và xích đạo.
Câu 24: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là :
 A. Trồng cây công nghiệp. B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
 C. Trồng cây lương thực. D. Các dịch vụ nông nghiệp.
Câu 25: Điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?
 A. Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
 B. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
 C. Quản lí các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt.
 D. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.
Câu 26: Đây là biểu hiện cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp.
 A. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân.
 B. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt.
 C. Dân thành thị mới chiếm gần 27% dân số.
 D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.
Câu 27: Điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta
 A. độ muối trung bình khoảng 30-30%0. B. biển nhiệt đới ẩm quanh năm.
 C. biển có độ sâu trung bình. D. sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài.
Câu 28: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng chủ yếu là do có 
sự phân hóa của các điều kiện:
 A. Đất trồng và nguồn nước tưới. B. Khí hậu và đại hình.
 C. Nguồn nước và địa hình. D. Địa hình và đất trồng.
Câu 29: Công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ phát triển không phải dựa chủ yếu vào
 A. nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
 B. nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp.
 C. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
 D. một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.
Câu 30: Vấn đề nổi bật trong sử dụng đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là
 A. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.
 B. phần lớn là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.
 C. đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu.
 D. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.
Câu 31: Điều kiện sinh thái nông nghiệp điển hình của vùng Đồng bằng Sông Hồng là
 A. đồng bằng ven biển rộng lớn, đất phù sa, hạn hán về mùa khô.
 B. đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng, đất phù sa có mùa đông lạnh.
 C. đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng, đất phù sa có mùa khô kéo dài.
 D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, đất phù sa, nhiều thiên tai.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 307

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_het_hoc_ki_ii_mon_dia_li_12_ma_de_307_nam_hoc_20.doc
  • xlsxDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Dap an cac ma de.xlsx
  • docDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Dapan.doc
  • docxDEKIEMTRA_HOCKI II_DIA LI_Matrande.docx