Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí 10 - Mã đề 230 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí 10 - Mã đề 230 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí 10 - Mã đề 230 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tôn Đức Thắng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG MÔN: ĐỊA LÍ 10 Mã đề: 230 (Thời gian làm bài 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh............................................ Số báo danh................. Lớp................................. Câu1: Xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dày của các lớp ta sẽ có: A. Vỏ Trái Đất. Manti, nhân Trái Đất B. Manti, nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất C. Nhân Trái Đất, Manti, Vỏ Trái Đất D. Nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất. Manti Câu 2: Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: A.Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan . B. Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit . C. Tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan. D. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit Câu 3: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng: A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh D Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh Câu 4: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có: A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh Câu 5: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời: A. Mặt Trời là thiên thể duy nhất có khả năng tự phát sáng B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay Câu 6: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quĩ đạo quanh Mặt Trời là: A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh D. Thuận chiều kim đồng hồ Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là: A. Năng lượng trong sản xuất công nghiệp của con người B. Năng lượng thuỷ triều C. Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực D. Tất cả các ý trên Câu8: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: A. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng tăng độ cao B. Ngoại lực có tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên C. Ngoại lực cùng với nội lực thường xuyên tác động đến địa hình bề Mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện của mỗi loại khác nhau ở những nơi khác nhau D. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới B. Sông Trường Giang D. Sông Missisipi Câu 19: Độ muối ở đại dương lớn nhất ở khu vực chí tuyến chủ yếu là do: A. Có nhiệt độ cao B. Có khí hậu khô nóng nên lượng nước bốc hơi mạnh C. Mưa ít D. Tất cả các ý trên Câu 20: Nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới (2005) là: A. Hoa Kì B. Thái Lan C. Ấn Độ D. Trung Quốc Câu 21: Từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi do: A. Tác dụng của các dòng biển B. Độ mặn như nhau C. Nước biển ở mỗi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến D. Tất cả các ý trên Câu 22: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là: A. Đất mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. Địa hình Câu 23: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò: A. Là nguồn cung cấp chủ yếu các chất hữu cơ cho đất B. Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn C. Góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá D. Tất cả các ý trên Câu 24: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do: A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa chậm C. Lượng mùn ít D. Độ ẩm quá cao Câu 25: Giới hạn phía trên của sinh quyển là: A. Giới hạn trên tầng đối lưu B. Nơi tiếp giáp tầng ôdôn C. Nơi tiếp giáp tầng iôn D. Đỉnh Evơret Câu 26: Giới hạn dưới của sinh quyển là: A. Đáy đại dương (ở đại dương) và đáy của tầng phong hóa (ở lục địa) B. Độ sâu 11km C. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất D. Giới hạn dưới của vỏ lục địa Câu 27:Sóng là một hình thức dao động của nước biển theo chiều A. Thẳng đứng B. Ngang C. từ ngoài khơi xô vào bờ D. tất cả đều sai Câu 28: Tốc độ truyền của sóng thần là: A. 300 – 800km/h B. 400 -800km/h B. 500- 800km/h D. 600 -800km/h Câu 29: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là: A. Rừng lá kim – đất nâu B. Rừng lá kim – đất pôtdôn C. Rừng lá rộng – đất đen D. Rừng lá kim – đất xám Câu 30: Qui luật địa đới là: A. Sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ B. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ C. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_10_ma_de_230_nam_hoc_2016_20.docx
- MATRAN_ĐIALI_10_HKI_2016-2017.docx