Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LĂK TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ KHỐI 12 – HỌC KÌ I 1. Xác định mục tiêu kiểm tra; - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề Địa lí tự nhiên của học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn. - Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí tự nhiên Việt Nam; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS. - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp. - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể. - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. 2. Xác định hình thức kiểm tra: - Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Số câu hỏi: 40 câu. Thời gian: 50 phút. 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 10 tiết lí thuyết phần địa lí tự nhiên và 2 tiết thực hành (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2 tiết (15 %); Đặc điểm chung của tự nhiên 8 tiết (70 %); Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên + Phòng chống thiên tai 2 tiết (15%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Tọa độ địa lí, vị trí tiếp Đặc điểm các bộ phận Ý nghĩa vị trí địa lí, Giải thích ý nghĩa vị Vị trí địa lí và giáp... của lãnh thổ nước ta... các bộ phận lãnh thổ trí địa lí đến kinh tế, phạm vi lãnh thổ nước ta... thiên nhiên nước ta 15% tổng số Số câu: 01 (Câu 1) Số câu: 02 (Câu Số câu: 02 (Câu Số câu: 01 (Câu 29) điểm = 0,25 điểm 13,14) 21,22) = 0,25 điểm = 1,5 điểm = 0,5 điểm = 0,5 điểm Đặc điểm Xác định được vị trí, Hiểu các đặc điểm tự So sánh, vận dụng So sánh, giải thích chung của tự hướng các dãy núi, các nhiên các khu vực địa kiến thức đã học để các đặc điểm thiên nhiên vịnh biển, bộ phận hình, khí hậu, cảnh giải thích một số hiện nhiên nước ta, ảnh lãnh thổ phân hóa đa quan nước ta tượng về thiên nhiên hưởng của thiên dạng nước ta nhiên đến sản xuất 70% tổng số Số câu: 09 (Từ câu 2 đến Số câu: 05 (Từ câu 15 Số câu: 05 (Từ câu Số câu: 09 (Từ câu điểm câu 10) đến câu 19) 23 đến câu 27) 30 đến câu 38) = 7,0 điểm = 2,25 điểm = 1,25 điểm = 1,25 điểm = 2,25 điểm Xác định các khu vực Nhận biết sự suy giảm Chiến lược bảo vệ tài Nhận xét bảng số Sử dụng, bảo vệ ảnh hưởng thiên tai ở tài nguyên rừng, đa nguyên, biện pháp liệu thống kê diện tài nguyên và nước ta, vườn quốc gia , dạng sinh học, các bảo vệ tai nguyên tích rừng, sự suy phòng chống ô nhiễm thiên tai ảnh hưởng rừng, sự đa dạng sinh giảm đa dạng sinh thiên tai học học 15% tổng số Số câu: 02 (Từ câu 11 Số câu: 01 (Câu 20) Số câu: 01 (Câu 28) Số câu: 02 (Từ câu điểm đến câu 12) = 0,25 điểm = 0,25 điểm 39 đến câu 40) = 1,5 điểm = 0,5 điểm = 0,5 điểm Tổng điểm: 10,0 Số câu: 12 Số câu: 08 Số câu: 08 Số câu: 12 Tổng số câu: 40 Số điểm: 3,0 điểm Số điểm: 2,0 điểm Số điểm: 2,0 điểm Số điểm: 3,0 điểm Tỉ lệ: 100 % Chiếm tỉ lệ: 30% Chiếm tỉ lệ: 20% Chiếm tỉ lệ: 20% Chiếm tỉ lệ: 30% B. Tiếp giáp với biển Đông. C. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. D. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. Câu 14. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là: A. Thềm lục địa. B. Lãnh hải. C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Vùng đặc quyền kinh tế. Câu 15. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. B. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. Câu 16. Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ? A. Thú có lông dày (gấu, chồn,...). B. Thú có móng vuốt C. Thú lớn (Voi, hổ, báo,...). D. Trăn, rắn, cá sấu. Câu 17. Hướng vòng cung là hướng chính của: A. Vùng núi Đông Bắc. B. Các hệ thống sông lớn C. Dãy Hoàng Liên sơn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn Câu 18. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng? A. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên... B. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp. D. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi. Câu 19. Chế độ nước sông ngòi nước ta theo mùa, do: A. Trong năm có hai mùa mưa và khô. B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều. C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn. D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn, mưa nhiều. Câu 20. Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh : A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An. C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu. Câu 21. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ : A. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. B. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. C. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. Câu 29. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta : A. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài. B. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan. D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Câu 30. Các bãi tắm từ Bắc vào Nam là: A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mũi Né. B. Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạch Long Vĩ. B. Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu. D. Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Cửa Lò. Câu 31. Cho các nhận định sau về đặc tính nóng ẩm và ảnh hưởng của gió mùa thể hiện qua các yếu tố hải văn: (1). Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa và giảm dần từ Bắc vào Nam; (2). Sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa Tây Nam; (3). Thủy triều có sự phân hóa giống nhau giữa các vùng; (4). Nắng tương đối, giàu thành phần oxi. Số nhận định sai là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4 Câu 32. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có: A. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô. B. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long C. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D.Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn. Câu 33. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm: A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên. B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch C. Diện tích 40 000 km² D. Có hệ thống đê sông và đê biển Câu 34. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng? A. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng. C. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố. Câu 35. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : A. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. C. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_12_nam_hoc_2016_2017_truong.doc