Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học 10 - Mã đề 004 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học 10 - Mã đề 004 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học 10 - Mã đề 004 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN SINH HỌC LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm/04trang) Họ và tên: .................................................................................Lớp: ......................................... Phòng thi:.........................................Số báo danh:..................................................................... Mã đề thi 004 Câu 1: Kiểu dinh dưỡng nào sau đây không phải của giới nấm? A. Dị dưỡng hoại sinh. B. Dị dưỡng kí sinh. C. Dị dưỡng cộng sinh. D. Tự dưỡng. Câu 2: Một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A + T =100 và loại G + X =200. Số liên kết hiđrô của ADN là? A. 300 liên kết. B. 450 liên kết. C. 400 liên kết. D. 700 liên kết. Câu 3: Các enzim có chức năng gì? A. Cấu tạo cơ thể. B. Vận chuyển các chất. C. Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. D. Bảo vệ cơ thể. Câu 4: Trình tự nào mô tả đúng các cấp độ tổ chức sống từ lớn đến nhỏ? A. Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Loài → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển. B. Sinh quyển → Hệ sinh thái → Quần xã → Loài → Quần thể → Cơ thể → Tế bào. C. Sinh quyển → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Loài → Cơ thể → Tế bào. D. Tế bào → Cơ thể → Quần xã → Loài → Quần thể → Hệ sinh thái → Sinh quyển. Câu 5: Nòng nọc các loài ếch nhái tự “cắt” đuôi của mình để trưởng thành nhờ loại bào quan nào? A. Bộ máy Gônghi. B. Lizôxôm. C. Ti thể. D. Không bào. Câu 6: Nhóm nguyên tố nào sau đây hoàn toàn là nguyên tố vi lượng? A. Zn, Mn, Co, P, K, S. B. C, H, O, N, Ca, S, Mg. C. C, H, O, N, Cu, Fe. D. Cu, Fe, Zn, Mn, Co. Câu 7: Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật là gi? A. Bào quan. B. Phân tử. C. Cơ quan. D. Tế bào. Câu 8: Amip (còn gọi là trùng biến hình) thuộc giới sinh vật nào? A. Giới khởi sinh. B. Giới nguyên sinh. C. Giới thực vật. D. Giới động vật. Câu 9: Chức năng nào không phải của ATP? A. Giúp tế bào sinh công cơ học. B. Giúp tế bào tổng hợp các chất cần thiết. C. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng. D. Giúp tế bào vận chuyển các chất ngược građien nồng độ. Câu 10: Mối liên kết giữa các nuclêôtit tương ứng trên 2 mạch của phân tử ADN gọi là: A. phôtphođieste. B. peptit. C. glicôzit. D. hiđrô. Câu 11: Ôxi tự do trong không khí chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của A. nấm và tảo. B. vi sinh vật. C. tảo và thực vật. D. động vật và thực vật. Câu 12: Phương thức mà trùng biến hình dùng để “ăn” vi khuẩn gọi là gì? A. Ẩm bào. B. Xuất bào. C. Thực bào. D. Vận chuyển chủ động. Trang 1/4 - Mã đề thi 004 Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim? A. Không bị biến đổi cấu trúc và tính chất sau phản ứng. B. Làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa. C. Vận chuyển các chất qua màng ngược građien nồng độ. D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng. Câu 25: Loại sinh vật nào sau đây có vật chất di truyền là phân tử ADN dạng vòng? A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Vi khuẩn. Câu 26: Mối liên kết giữa các axit amin trong phân tử prôtêin có tên gọi là: A. glicôzit. B. phôtphođieste. C. peptit. D. hiđrô. Câu 27: Tên loại đường tạo nên thành tế bào thực vật là: A. Xenlulôzơ. B. Fructôzơ. C. Saccarôzơ. D. Glucôzơ. Câu 28: Một gen có 600 nuclêôtit loại A và 900 nuclêôtit loại G. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = G = 20%, T = X = 30%. B. A = T = 20%, G = X = 30%. C. A = T = 30%, G = X = 20%. D. A = G = 30%, T = X = 20%. Câu 29: Ở tế bào nhân thực, nhân có vai trò: A. Duy trì hình dạng, neo giữ các bào quan, giúp các tế bào di chuyển và thay đổi hình dạng. B. Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. C. Tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào. D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 30: Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào cơ tim. Câu 31: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào? A. Vừa là môi trường vừa là nguyên liệu của các phản ứng trao đổi chất. B. Là thành phần cấu tạo có tỉ trọng lớn của tế bào. C. Là thành phần chính cấu tạo nên các emzim và hoocmôn. D. Là dung môi hòa tan nhiều chất trong tế bào. Câu 32: Tế bào bị mất nước trong môi trường nào sau đây? A. Nhược trương. B. Ưu trương. C. Đẳng trương. D. Nước tinh khiết. Câu 33: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: A. Nuclêôtit. B. Glucôzơ. C. Fructôzơ. D. Axit amin. Câu 34: Xác định phương trình tổng quát của quá trình hô hấp? A. CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng → (CH2O). B. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt). C. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + ATP. D. CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2 . Câu 35: Bào quan nào được ví như “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng ATP cho hoạt động của tế bào? A. Ti thể. B. Không bào. C. Lizôxôm. D. Bộ máy Gônghi. Câu 36: Xác định vai trò của tARN? A. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm trong quá trình tổng hợp prôtêin. B. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin. C. Là thành phần chính cấu tạo nên ribôxôm. D. Trực tiếp lắp ghép các axit amin tạo nên phân tử prôtêin thông qua các liên kết peptit. Câu 37: Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản là: A. màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Trang 3/4 - Mã đề thi 004
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_10_ma_de_004_nam_hoc_2016.doc