Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý 12 - Mã đề 151 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phú Xuân
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý 12 - Mã đề 151 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phú Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý 12 - Mã đề 151 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phú Xuân
Sở GD & ĐT Đăk Lăk KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2016-2017 Trường THPT Phú Xuân MÔN: ĐỊA LÍ 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh: SBD: Lớp: . Mã đề: 151 Mã phách:............. Mã phách: Mã đề: 151 Học sinh chọn 1 phương án đúng Câu 1. Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày nhờ A. có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận xích đạo. B. có nhiều diện tích đất đỏ ba-dan và đất xám phù sa cổ. C. có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước. D. nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm. Câu 2. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta là A. hoạt động của gió phơn Tây Nam. B. hoạt động của gió mùa Tây Nam. C. hoạt động của Tín phong. D. hoạt động của bão hàng năm. Câu 3. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là A. trồng cây công nghiệp. B. các dịch vụ nông nghiệp. C. chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. D. trồng cây lương thực. Câu 4. Vùng nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta? A. Duyên Hải Miền Trung. B. Đồng bằng Sông Cửu Long. C. Đồng bằng Sông Hồng và phụ cận. D. Tây Nguyên. Câu 5. Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành A. có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác. B. dựa hoàn toàn vào nguồn vốn nước ngoài. C. có thế mạnh lâu dài. D. đưa lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường. Câu 6. Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ cho phép A. tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển. B. giảm bớt tình trạng độc canh. C. giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường. D. tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu. Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. B. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. C. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. D. nước ta không có nhiều thành phố lớn. Câu 8. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta từ 1996 đến 2005 theo hướng A. tỉ trọng của công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng. B. tỉ trọng của công nghiệp khai thác tăng, công nghiệp chế biến giảm. C. tỉ trọng của công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác đều tăng. B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Hải Phòng. Câu 19. Sản phẩm nông nghiệp nào có mức độ tập trung rất cao và đang tăng mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long? A. Thuỷ sản. B. Dừa. C. Lợn. D. Gia cầm. Câu 20. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2014 (Đơn vị : nghìn ha) Cây công nghiệp 1990 1995 2000 2005 2010 2012 2014 Hàng năm 542 717 778 862 798 730 710 Lâu năm 657 902 1 451 1 634 2 011 2 223 2 134 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2004 là A. biểu đồ kết hợp. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền. Câu 21. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là: A. Nhà nước. B. Tư nhân, cá thể. C. Tập thể. D. Nước ngoài. Câu 22. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta là gì? A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. B. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. C. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. D. Hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ. Câu 23. Cho bảng số liệu: GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2000 441 646 108 356 162 220 171 070 2014 3 542 101 696 969 1 307 935 1 537 197 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP nước ta theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 là: A. tròn. B. miền. C. đường. D. cột ghép. Câu 24. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào? A. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III. B. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. C. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III. D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III không đổi. Câu 25. Hướng phát triển mạng lưới thông tin liên lạc nước ta hiện nay quan trọng nhất là A. ưu tiên xây dựng mạng lưới thông tin quốc tế. Câu 33. Hạn chế chính về xuất khẩu của nước ta hiện nay là A. tỉ lệ hàng gia công còn lớn, chủ yếu là hàng sơ chế. B. thị trường chưa vững chắc. C. công nghiệp nặng và khoáng sản quá nhiều. D. các mặt hàng xuất khẩu chủ lực về nông nghiệp còn ít. Câu 34. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là gì? A. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. B. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp. C. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu. D. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. Câu 35. Loại đất nào sau đây chiếm phần lớn diện tích ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ? A. Đất phù sa cổ. B. Đất phù sa. C. Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. D. Đất badan. ---HẾT---
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_ly_12_ma_de_151_nam_hoc_2016_2.doc