Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý 12 - Mã đề 356 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý 12 - Mã đề 356 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Địa lý 12 - Mã đề 356 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2016 – 2017 TRƯỜNG THPT KRÔNG BÔNG Bài thi: KHXH – Môn: Địa lý 12 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề:356 Câu 33: Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta, thì phương hướng trước tiên là : A. Mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống. B. Lập các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm. C. . Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. D. Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông. Câu 34: : Ý nào không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thủy sản xa bờ? A. Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác biển. B. Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa với các nước C. Giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của nước ta.D. Góp phần hạn chế suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ. Câu 35: :Biện pháp nào không đúng về sử dụng hợp lý cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long : A. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu trong mùa khô B. Duy trì bảo vê tài nguyên rừng C. Tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn D. Phát triển thủy lợi, khai thác hiệu quả nguồn nước ngầm Câu 36: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là : A. Các nước ASEAN B. Trung Quốc C. Hoa Kì. D. Các nước EU Câu 37: . Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Có nhiều loài cá quý, loài tôm mực B. Hoạt động chế biến hải sản đa dạng C. Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá D. Liền kề ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà rịa - Vũng Tàu Câu 38: Ý nào không đúng: Vấn đề khai thác hợp lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ vì: A. Tạo thế mở hơn nữa cho vùng, cho sự phân công lao động mới B. Đóng góp rất lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng C. Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta D. Góp phần giaỉ quyết việc làm Câu 39: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A. Giáp biển Đông. B. Giáp với miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. C. Nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ. D. Giáp với vùng Đông Nam Bộ. Câu 40: : Vấn đề hình thanh cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung vì nó góp phần: A. Hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả tiềm năng biển và đất liền B. Tạo ra cơ cấu ngành khai thác hợp lý tiềm năng của vùng C. Giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, hạn chế nạn du canh du cư. D. Tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian Câu 41: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam ( năm 2007) xác định: Tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắclà: A. Hưng Yên B. Bắc Giang C. Bắc Ninh D. Quảng Ninh Câu 42: Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng : A. Đồng Tháp B. An Giang. C. Bà Rịa - Vũng Tàu D. Cà Mau Câu 43: Từ Đông sang Tây, Bắc Trung Bộ trải qua các dạng địa hình A. Đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng cao nguyên và đồi núi B. Bờ biển, vùng đất pha cát, vùng gò đồi và vùng cao nguyên C. Bờ biển, vùng đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi D. Đồng bằng ven biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và vùng núi Câu 44: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam( năm 2007) xác định: Khu kinh tế của khẩu không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Tà Lùng B. Cầu Treo C. Tây Trang D. Thanh Thủy Câu 45: Trong những năm gần đây, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài B. Tăng tỉ trọng khu vực nhà nước, giảm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài C. Giảm mạnh tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài D. Giảm mạnh tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm. Câu 46: Ý nào không đúng khi nói về vai trò của cuộc vận động"người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam": A. Tiết kiệm được ngoại tệ, giảm nhập siêu B. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển C. Thay đổi tâm lý tiêu dùng, thói quen sính hàng ngoại D. Điều tiết sản xuất Câu 47: Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ được giải quyết nhờ vào: A. Nhập khẩu nguồn điện từ CampuChia B. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện C. Phát triển nguồn điện từ than, dầu D. Phát triển nguồn điện từ gió Câu 48: Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới. A. Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê. B. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân. C. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá. D. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Câu 49: Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì: A. Góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường trong vùng B. Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế C. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh D. Nhằm khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Câu 50: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam( năm 2007) xác định: Các nước và vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 6 tỉ USD là: A. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo B. Nhật Bản, Hoa Kỳ C. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ D. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Xingapo Câu 51: Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là A. Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi B. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn C. Thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng D. Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng Trang 1/2 - Mã đề thi 356
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_ly_12_ma_de_356_nam_hoc_2016_2.doc
- KTHKII_KHXH_dapancacmade.xls