Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 11 - Mã đề 209 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

doc 4 trang lethu 16/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 11 - Mã đề 209 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 11 - Mã đề 209 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 11 - Mã đề 209 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN SINH HỌC LỚP 11
 Thời gian làm bài 45 phút
 (32 câu trắc nghiệm/04trang)
 Mã đề: 209
Họ và tên HS:..................................................................... SBD: .......................Lớp:.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
A
B
C
D
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
A
B
C
D
Câu 1: Cho các loài: 1-Cá chép; 2-Cá mập; 3-Ếch; 4-Rắn hổ mang. Những loài nào thụ tinh 
ngoài?
 A. 1, 2 và 4. B. 1 và 3. C. 3 và 4. D. 1, 2 và 3.
Câu 2: Nhóm loài nào đều thuộc cây 1 lá mầm?
 A. Lúa, ngô. B. Bầu, bí. C. Dưa hấu, lạc. D. Ngô, cà phê.
Câu 3: Xác định trình tự các bước trong kĩ thuật nhân bản vô tính?
 1) Tách bỏ tế bào chất và lấy nhân của tế bào sinh dưỡng cá thể cần nhân bản.
 2) Tách bỏ nhân và lấy tế bào chất của trứng cá thể cái cùng loài.
 3) Cấy phôi vào tử cung một cá thể cái khác cho mang thai và đẻ.
 4) Cho nhân và tế bào chất của trứng kết hợp thành hợp tử trong ống nghiệm rồi cho phát 
triển thành phôi.
 Trình tự đúng là:
 A. 1 2 3 4. B. 2 3 4 1. C. 4 3 2 1. D. 2 1 4 3.
Câu 4: Nhận xét nào không đúng?
 A. Ở động vật, mùi con đực có tác động lên hệ thần kinh và nội tiết của con cái, kích thích 
quá trình rụng trứng.
 B. Nghiện thuốc lá, rượu, ma túy làm giảm chất lượng tinh trùng và trứng tuy nhiên con đẻ 
ra không bị bị ảnh hưởng gì.
 C. Ở người, căng thẳng thần kinh kéo dài (stress) gây suy giảm quá trình tạo tinh trùng và 
rối loạn quá trình rụng trứng.
 D. Đối với động vật, thiếu ăn hoặc chế độ ăn uống không hợp lí ảnh hưởng tới chất lượng 
tinh trùng và trứng.
Câu 5: Xác định sơ đồ hình thành túi phôi?
 A. Tế bào trong noãn Giảm phân Đại bào tử sống sót Nguyên phân Túi phôi.
 B. Tế bào trong noãn Giảm phân 4 Đại bào tử Nguyên phân Túi phôi.
 C. Tế bào trong noãn Nguyên phân Đại bào tử sống sót Giảm phân Túi phôi.
 D. Tế bào trong noãn Giảm phân Tiểu bào tử sống sót Nguyên phân Túi phôi.
Câu 6: Nhận xét nào không phải là của sinh sản vô tính?
 A. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện sống.
 B. Chỉ cần một cá thể vẫn có thể phát triển thành quần thể.
 C. Các cá thể có thể sinh sản ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian.
 D. Tạo ra trong quần thể kiểu di truyền đồng nhất.
 Trang 1/4 - Mã đề thi 209 Trình tự các bước trong kĩ thuật nuôi cấy mô thực vật là:
 A. 1 3 2 4. B. 3 4 2 1. C. 2 3 4 1. D. 4 3 2 1.
Câu 16: Có các hình thức sinh sản sau: 1-Sinh sản bằng thân rễ; 2-Sinh sản bằng thân củ; 3-
Phân đôi; 4-Phân mảnh; 5-Trinh sinh; 6-Nẩy chồi. Các hình thức sinh sản trên có đều có điểm 
chung là:
 A. Không có khả năng duy trì ổn định những tính trạng tốt của giống qua nhiều thế hệ.
 B. Con sinh ra đều có kiểu di truyền giống cơ thể mẹ.
 C. Tạo ra quần thể có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
 D. Con sinh ra có kiểu di truyền khác nhau.
Câu 17: Nhận xét nào không đúng khi nói về hiện tượng thụ tinh?
 A. Thụ tinh trong có hiệu suất cao hơn thụ tinh ngoài nên tiết kiệm được năng lượng sinh 
học.
 B. Thụ tinh chéo thường tạo ra sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể.
 C. Động vật có quá trình thụ tinh đơn, thực vật có quá trình thụ tinh kép.
 D. Ở thực vật, sự tự thụ phấn dẫn tới hiện tượng thụ tinh chéo; Sự giao phấn dẫn tới hiện 
tượng tự thụ tinh.
Câu 18: Có các khâu kĩ thuật thụ tinh nhân tạo ngoài cơ thể cho cá như sau:
 1) Ép nhẹ lên bụng cá cái đã thành thục để trứng chín tràn vào đĩa.
 2) Dùng lông gà đảo nhẹ cho tinh trùng trộn đều với trứng gây thụ tinh.
 3) Rót nhẹ tinh dịch lấy từ sẹ cá đực lên trứng trong đĩa.
 4) Cho trứng đã thụ tinh vào bể ươm chờ cá con nở.
 Trình tự đúng của các khâu là:
 A. 2 3 4 1. B. 4 3 2 1. C. 3 4 2 1. D. 1 3 2 4.
Câu 19: Ở nhiều loài côn trùng và một số loài bò sát Con có thể được mẹ sinh ra mà không 
cần sự thụ tinh. Đó là hiện tượng
 A. phân mảnh. B. tái sinh. C. trinh sinh. D. phân đôi.
Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng?
 A. Một số loài động vật có thể thay đổi giới tính trong đời sống cá thể.
 B. Động vật có loài đơn tính, có loài lưỡng tính.
 C. Ở thực vật và động vật đều có loài chỉ sinh sản một lần trong đời rồi chêt.
 D. Ở thực vật, chỉ có loài lưỡng tính mà không có loài đơn tính.
Câu 21: Cho biết một số kĩ thuật: 1-Nuôi mô sống động vật; 2-Nuôi cấy tế bào và mô thực 
vật; 3-Nhân bản vô tính; 4-Chiết cành; 5-Lai giống; 6-Thụ tinh nhân tạo; 7-Nuôi cấy phôi. 
Những biện pháp kĩ thuật nào ứng dụng hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
 A. 2, 4, 5 B. 4, 5, 6 C. 1, 3, 7 D. 1, 5, 6
Câu 22: Loài sinh vật nào sau đây có khả năng sinh sản bằng cách phân mảnh?
 A. Cá chép. B. Đỉa phiến C. Trùng đế dày. D. Ong.
Câu 23: Tính toàn năng của tế bào thực vật biểu hiện ở chỗ
 A. một tế bào khi gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển thành một cây trưởng thành tuy 
nhiên cây này không thể ra hoa kết quả. B. một tế bào sinh dưỡng đơn lẻ khi gặp điều 
kiện thuận lợi có thể phát triển thành một cây trưởng thành và ra hoa kết quả bình thường.
 C. một nhóm tế bào sinh dưỡng khi gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển thành một cây 
trưởng thành và ra hoa kết quả bình thường. D. một nhóm tế bào sinh dưỡng khi gặp điều 
kiện thuận lợi có thể phát triển thành một cây trưởng thành nhưng không thể ra hoa kết quả.
Câu 24: Sinh vật nào có khả năng sinh sản bằng cách nẩy chồi?
 A. Trùng biến hình. B. Giun đất. C. Thủy tức. D. Đỉa phiến.
Câu 25: Thao tác nào sau đây làm giảm tỉ lệ thành công trong quá trình ghép chồi?
 A. Băng kín nhưng lỏng đối với mối ghép.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 209

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_11_ma_de_209_nam_hoc_2015.doc