Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12 (Cơ bản) - Mã đề 133 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12 (Cơ bản) - Mã đề 133 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12 (Cơ bản) - Mã đề 133 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Trang 1/4 - Mã đề: 133 SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK KI ỂM TRA HỌC KÌ II Trường THPT Lê Quý Đôn NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH 12 -CƠ BẢN Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SBD....................... Mã đề: 133 Câu 81. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Vòi voi và vòi bạch tuộc B. Cánh dơi và tay người C. Ngà voi và sừng tê giác D. Cánh chim và cánh côn trùng Câu 82. Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong phạm vi chi Homo là loài: A. Homo erectus B. Homo neanderthalensis C. Homo habilis D. Homo sapiens Câu 83. Trình tự nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người: - Người: - XGA - TGT - TGG - GTT - TGT - TGG - - Tinh tinh: - XGT- TGT - TGG - GTT - TGT - TGG - - Gôrila: - XGT - TGT - TGG - GTT - TGT - TAT - - Đười ươi: - TGT- TGG - TGG - GTX - TGT - GAT - Từ trình tự các nuclêotit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa người và các loài vượn người? A. Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đó là dười ươi, sau cùng là gôrila. B. Dười ươi có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đó là gôrila, sau cùng là tinh tinh C. Gôrila có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đến là tinh tinh, sau cùng là đười ươi. D.Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đó là gôrila, sau cùng là đười ươi Câu 84. Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể C. Đối tượng động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể. D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trườn Câu 85. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau: (1) Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể. (2) Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. (3) Có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. (4) có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể, Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là: A. 2. B. 4 C. 5 D. 3 Câu 86. Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Cách li địa lí. Câu 87. Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là A. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau. B. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền. C. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài D. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống. Câu 88. Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. Trang 3/4 - Mã đề: 133 A. tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. B. tạo nguồn alen lặn cho tiến hóa. C. tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. D. tạo nguồn alen trội cho tiến hóa. Câu 101. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào? A. Chu trình photpho. B. Chu trình cacbon. C. Chu trình nước. D. Chu trình nitơ. Câu 102. Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, lột xác...). B. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối. C. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể. D. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...). Câu 103. Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ: A.Hội sinh B. Hợp tác. C. Kí sinh D.Công sinh Câu 104. Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hai. B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. C. cả hai loài đều có lợi. D. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. Câu 105. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 2. B. cấp 3. C. cấp 4. D. cấp 1. Câu 106. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là A. bọ que B. cây cọ C. cây sim D. cá cóc Câu 107. Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu. Điều nào sau đây là không đúng? A. Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm B. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp,ít cạnh tranh C. Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong D. Giao phối gần làm giảm sức sống của quần thể Câu 108. Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì: A. Nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống. B. Nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật. C. Nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã D.Nó làm phân hóa ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã Câu 109. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít Câu 110. Thứ tự sắp xếp quần thể có kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A. kiến, nhái, bọ dừa, chuột cống, thỏ, voi B. voi, chuột cống, thỏ, bọ dừa, nhái, kiến C. kiến, bọ dừa, nhái, chuột cống, thỏ, voi D. voi, thỏ, chuột cống, nhái, bọ dừa, kiến Câu 111. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên ? A. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. C. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản D. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể Câu 112. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: A. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái C. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_12_co_ban_ma_de_133_nam_h.doc