Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lí 12 - Mã đề 137 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lí 12 - Mã đề 137 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lí 12 - Mã đề 137 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017-2018 Trường THPT Buôn Ma Thuột MÔN THI: ĐỊA LÍ, LỚP 12 (Thời gian làm bài: 50 phút) Đề chính thức Mã đề: 137 Câu 1. Thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là A. tập thể. B. nước ngoài. C. tư nhân, cá thể. D. nhà nước. Câu 2. Các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam là A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân. B. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. C. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây. Câu 3. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của A. dải đồng bằng hẹp ven biển. B. dãy núi Trường Sơn Bắc. C. dãy núi Bạch Mã. D. dãy núi Hoàng Sơn. Câu 4. Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là A. thiên tai khắc nghiệt. B. đất nông nghiệp khan hiếm. C. tài nguyên không nhiều. D. dân số đông. Câu 5. Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là A. hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển. B. tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. C. tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo. D. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Câu 6. Trong việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ cần phải quan tâm đến những vấn đề về môi trường, chủ yếu do A. tăng trưởng nhanh sản xuất công nghiệp. B. tăng nhanh và đa dạng hoạt động dịch vụ. C. tập trung đông dân cư vào các thành phố. D. phân bố rộng của sản xuất nông nghiệp. Câu 7. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào A. sự phân bố các ngành sản xuất. B. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. C. sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. sự phân bố dân cư và đô thị. Câu 8. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 9. Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. hoạt động chế biến hải sản đa dạng. B. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực. C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá. D. liền kề nhiều ngư trường . Câu 10. Biểu hiện rõ nhất của việc khai thác lãnh thổ công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là vấn đề A. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. B. xây dựng các công trình thủy lợi lớn. C. phát triển cơ sở năng lượng. D. đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Câu 11. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yếu là A. gia cầm. B. bò sữa. C. cây công nghiệp dài ngày. D. cây công nghiệp ngắn ngày. Câu 12. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ A. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. B. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản. C. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng. D. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Câu 13. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư là A. trung tâm công nghiệp. B. điểm công nghiệp. C. khu công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 14. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là A. rừng đặc dụng. B. rừng trồng. C. rừng sản xuất. D. rừng phòng hộ. Câu 15. Ưu thế về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long so với đồng bằng sông Hồng thể hiện ở A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nhiệt ẩm cao. C. diện tích lớn. D. nguồn nước dồi dào. 1 Đề thi gồm 03 trang – Mã đề: 137 Câu 27. Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là A. Gia Lai. B. Lâm Đồng. C. Đắk Lắk. D. Đắk Nông. Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh (thành phố) nào của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có 3 cảng biển quan trọng nhất? A. Bình Định. B. Đà Nẵng. C. Quảng Ngãi. D. Khánh Hòa. Câu 29. Trung du-miền núi Bắc Bộ có thế mạnh kinh tế nổi bật về A. luyện kim màu B. luyện kim đen. C. năng lượng. D. hóa chất, phân bón. Câu 30. Vấn đề sản xuất lương thực-thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ cần được giải quyết bằng cách A. đẩy mạnh chăn nuôi lợn. B. đẩy mạnh công nghiệp chế biến. C. đẩy mạnh thâm canh lúa. D. đẩy mạnh trồng rừng. Câu 31. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào A. độ cao của các cao nguyên thích hợp. B. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. C. đất đỏ badan thích hợp. D. khí hậu trên 1000m mát mẻ. Câu 32. Trữ năng thủy điện của Tây Nguyên đứng thứ hai cả nước, tập trung trên các sông A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. B. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc. C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng. D. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc. Câu 33. Vùng tập trung than đá (than antraxit) với quy mô lớn ở nước ta là A. Lạng Sơn. B. Cà Mau. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Quảng Ninh. Câu 34. Đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là A. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng. B. sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công. C. năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp. D. nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc. Câu 35. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là A. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang. B. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. C. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang. D. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Câu 36. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho A. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. B. tăng cường phù sa cho đất. C. hạn chế nước ngầm hạ thấp. D. thau chua và rửa mặn đất đai. Câu 37. Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là A. thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng. B. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi. C. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng. D. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có bao nhiêu khu kinh tế ven biển? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39. Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin A. cấp tỉnh (thành phố). B. cấp quốc gia. C. cấp vùng. D. quốc tế. Câu 40. Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp? A. khu công nghệ cao. B. khu kinh tế mở. C. khu công nghiệp tập trung. D. khu chế xuất. ---------------------Hết-------------------- 3 Đề thi gồm 03 trang – Mã đề: 137
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_li_12_ma_de_137_nam_hoc_2017_2.pdf
- DAP AN THI HOC KY II_2017.2018_DIA LI 12.pdf