Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý 11 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)

doc 2 trang lethu 28/08/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý 11 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý 11 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý 11 - Mã đề 485 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Krông Bông (Kèm đáp án)
 TRƯỜNG THPT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
 TỔ: SỬ - ĐỊA Môn: Địa lý 11 – Thời gian: 45 phút
 Mã đề thi 485
Câu 1: Chính sách dân số rất triệt để của Trung Quốc đã dẫn đến hậu quả rất lớn:
 A. Chênh lệch về giới tính B. Quy mô dân số giảm C. Mất ổn định xã hội D. Thiếu lao động
Câu 2: Được xem là nóc nhà của thế giới là dãy:
 A. Himalaya B. CoócĐie C. Êvơrét D. Hoàng Liên Sơn
Câu 3: Các sản phẩm nông nghệp đứng hàng đầu thế giới của Trung Quốc là:
 A. Lương thực, bông, thịt lợn B. Bông,lạc, thịt bò C. Lương thực, lạc ,mía D. Bông,mía ,lạc
Câu 4: Tạo dựng một môi trường hòa bình ổn định trong khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng vì:
 A. Là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế- xã hội cho mội quốc gia
 B. Là điều kiện tối thiểu nhất để thu hút khách du lịch trên thế giới
 C. Là tiền đề đểu thu hút đầu tư từ các nước và thế giới
 D. Là điều kiện hấp dẫn để thu hút khách du lịch trong khu vực
Câu 5: Hai quốc gia có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh Đông nam Á là:
 A. Nhật Bản, Hoa Kỳ B. Ấn Độ, Nhật Bản C. Ấn Độ, Trung Quốc D. Trung Quốc, Nhật Bản
Câu 6: Cơ cấu nền kinh tế của các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng:
 A. Từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức
 B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ
 C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản
 D. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp
Câu 7: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000-2014 ( Đơn vị:tỉ USD
 Năm 2000 2005 2010 2012 2014
 Xuất Khẩu 14,5 32,4 72,2 114,5 150,2
 Nhập Khẩu 15,6 36,8 84,8 113,8 147,8
 Nhận định nào sai:
 A. So với năm 2000, giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta năm 2014 tăng gần 9,5 lần.
 B. Từ Năm 2000- 2014 giá trị xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng.
 C. Nước ta luôn xuất siêu.
 D. Năm 2014 cán cân thương mại của nước ta là + 2,4 tỉ USD.
Câu 8: Dân cư của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông là do:
 A. Có nhiều thành phố lớn thu hút nhiều lao động B. Có trình độ phát triển kinh tế cao
 C. Có thuận lợi về điều kiện tự nhiên ( địa hình,khí hậu, sông...) D. Giáp với biển, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn
Câu 9: Các ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử ...đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các 
nước trong khu vực Đông Nam Á là do:
 A. Các sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu B. Trình độ công nhân lành nghề và đông đảo.
 C. Giá công nhân rẻ và nguồn lao động dồi dào D. Liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
Câu 10: Ngành công nghiệp không được xếp vào 5 ngành trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc:
 A. Điện tử B. Hàng không vũ trụ C. Xây dựng D. Chế tạo máy
Câu 11: Mục tiêu của Asean được thể hiện khái quát nhất trong ý nào?:
 A. Xây dựng thành một khu vực hòa bình ổn định, có nền kinh tế văn hóa xã hội phát triển
 B. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ của Asean với cácnước...
 C. Đoàn kết hợp tác vì một Asean hòa bình ổn định và cùng phát triển
 D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
Câu 12: Ưu thế về dân cư trong phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á:
 A. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào B. Lao động phổ thông chiếm đa số
 C. Mật độ dân số cao D. Dân cư tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển
Câu 13: Ý nào không đúng trong xu hướng phát triển công nghiệp của Đông Nam Á:
 A. Tăng cường liên doanh liên kết với các nước trong khu vực
 B. Hiện đại hóa thiết bị chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
 C. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu.
 D. Tăng cường liên doanh lien kết với nước ngoài
Câu 14: Ý nào không đúng về đặc điểm nổi bật của đảo Hôn Su ở Nhật Bản:
 A. Kinh tế phát triển nhất tập trung ở phía nam của đảo B. Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất
 C. Diện tích nhỏ, dân số đông, kinh tế phát triển nhất. D. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản.
Câu 15: Cơ sở thuận lợi để cho các quốc gia Đông Nam Á có thể hợp tác cúng phát triển là:
 A. Giao thoa của các nền văn hóa B. Nơi tiếp nhận nhiều giá trị tôn giáo và văn hóa
 C. Dân cư tập trung ở đồng bằng, ven biển D. Phong tục tập quán sinh hoạt có những nét tương đồng
Câu 16: Quốc gia ở Đông Nam Á dẫn đầu về sản lượng lúa gạo:
 A. Philippin B. Thái Lan C. Inđônêsia D. Việt Nam
 Trang 1/2 - Mã đề thi 485

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_11_ma_de_485_nam_hoc_2016_2.doc
  • xlsDIA_DIA11_dapancacmade.xls