Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 602 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)

doc 2 trang lethu 13/06/2024 1310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 602 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 602 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 11 - Mã đề 602 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
 SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA HỌC KỲII 
 TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT MÔN SINH HỌC- Khối lớp 11
 NĂM HỌC 2017 - 2018
 Thời gian làm bài : 45 phút
 (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề)
 Mã đề 602
Họ và tên học sinh :................................................. Số báo danh : ...................
A. TRẮC NGHIỆM (5điểm)
Câu 1. Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 2. Ý nào không đúng khi nói về quả?
A. Quả không hạt đều là quả đơn tính. B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt. 
 D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành.
Câu 3. Nội nhũ trong hạt được tạo thành do sự kết hợp của những thành phần nào trong 
quá trình thụ tinh?
A. Hạt phấn và bầu nhụy B. Tinh trùng và túi phôi.
C. Tinh trùng và nhân phụ ( nhân lưỡng bội). D. Tinh trùng và noãn cầu.
Câu 4. Mục đích của việc bóc một phần vỏ của cành khi chiết là :
A. Để nhanh cho quả sau khi chiết. B. Kích thích ra rễ phần trên.
C. Để cành chiết dễ đẻ nhánh. D. Để tiện cho việc cắt rời cành khỏi cây.
Câu 5. Juvenin có tác dụng:
A. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 6. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tiroxin là:
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
C. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển. D. Các đặc điểm sinh dục nữ kém phát triển.
Câu 7. Tăng số lượng vật nuôi đực trong điều khiển sinh sản có ý nghĩa như thế nào?
A. Tăng sản lượng thịt, lông, sừng. B. Tăng sản lượng thu hoạch thịt, sữa.
C. Tăng lượng thức ăn cho vật nuôi. D. Tăng nhanh số lượng đàn vật nuôi.
Câu 8. Ở đa số thực vật hạt kín, bộ phận nào của hoa sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành 
hạt:
A. Nhân cực của hạt phấn. B. Nhân của tế bào noãn.
 C. Hợp tử sau thụ tinh. D. Nội nhũ tam bội.
Câu 9. Kích thích sự sinh trưởng, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, hình thành các đặc điểm 
sinh dục thứ cấp nhờ hoocmon:
A. . Tiroxin. B. Ơstrogen ,Testosteron. C. Hoocmon sinh trưởng D. Testosteron.
Câu 10. Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tập trung nước nuôi các cành ghép. B. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
C. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. 
 D. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
Câu 11. Hoocmon nào dưới đây có liên quan chủ yếu đến sự biến thái từ nòng nọc thành ếch
A. Tirôxin B. Ơstrôgen C. Testostêron. D. Progeteron
Câu 12. Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà 
con non có:
A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo khác với con trưởng thành nhưng sinh lý giống.
B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
 1/2 - Mã đề 602

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_11_ma_de_602_nam_hoc_2017.doc
  • docĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN.doc
  • docxMa trận.docx
  • docPhieu soi dap an.doc