Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 234 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 234 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 234 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 234 Câu 1. Hình thành loài bằng con đường nào xảy ra nhanh nhất? A. Cách li địa lí B. Cách li tập tính C. Cách li sinh thái D. Lai xa và đa bội hoá Câu 2. Tính đa dạng về loài của quần xã là: A. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã B. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã C. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài D. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát Câu 3. Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. nguồn thức ăn từ môi trường B. sức sinh sản C. sức tăng trưởng của quần thể D. các yếu tố không phụ thuộc mật độ Câu 4. Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ nhất? A. Biển khơi. B. Rừng lá kim. C. Cánh đồng lúa. D. Rừng mưa nhiệt đới Câu 5. Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép, cá trê cùng sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể trên đều giảm mạnh và đạt kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất sẽ là A. quần thể cá chép B. quần thể ốc bươu vàng. C. quần thể rái cá. D. quần thể cá trê Câu 6. Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động theo mùa B. biến động nhiều năm. C. biến động tuần trăng. D. biến động không theo chu kì Câu 7. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. cá thể. B. quần thể. C. phân tử. D. loài. Câu 8. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). A. 0,92% B. 45,5% C. 0,57% D. 0,42% Câu 9. Cho chuỗi thức ăn của một ao nuôi cá như sau Thực vật nổi Động vật nổi Cá mè hoa Cá mương Cá măng Cá măng Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng? A. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao. B. Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. C. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của các loài thực vật nổi. 1/4 - Mã đề 234 Câu 20. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. nguồn gen du nhập. B. biến dị tổ hợp. C. quá trình giao phối. D. đột biến. Câu 21. Điều gì là đúng với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? (1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa (2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên (3) Chúng đều dẫn tới sự thích nghi (4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. Câu trả lời đúng là A. (1) và (3) B. (1) và (4)C. (1) và (2) D. (2) và (3) Câu 22. Một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Đề xuất nào sau đây hợp lí nhất để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên? A. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con. B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản. C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi sinh sản và trước sinh sản. D. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản. Câu 23. Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, mối quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh? A. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. B. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. D. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp? A. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. B. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên C. có tính ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên D. có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên. Câu 25. Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là: A. Sinh cảnh B. Ổ sinh thái C. Giới hạn sinh thái D. Nơi ở Câu 26. Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen AAbb với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là A. AbMMnn. B. AAbbMM. C. AAbbMMnn D. AAMn. Câu 27. Tại sao trên đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất? A. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng B. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau C. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài D. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác Câu 28. Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt: A. mức tối đa. B. mức tối thiểu. C. dưới mức tối thiểu. D. mức cân bằng Câu 29. Vai trò tiến hoá của di – nhập gen là: A. thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể B. trung hoà tính có hại của đột biến C. tăng tính biến dị trong quần thể D. thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định Câu 30. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng? A. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì sự ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. B. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể. 3/4 - Mã đề 234
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_12_ma_de_234_nam_hoc_2017.doc
- MA TRAN hki 2 khoi 12 -2018.doc
- Phieu soi dap an.doc