Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 456 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 456 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 456 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 456 Câu 1. Trong điều kiện tự nhiên, dạng cách li nào là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt các loài giao phối? A. Cách li sinh thái B. Cách li địa lí C. Cách li tập tính D. Cách li di truyền Câu 2. Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây: (1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (4) Trùng roi sống trong ruột mối (5) Cây hoa phong lan sống bám trên cây gỗ lớn Trong các mối quan hệ nói trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? A. 1B. 2C. 4D. 3. Câu 3. Tại sao trên đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất? A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau Câu 4. Bể cá cảnh được gọi là: A. hệ sinh thái “khép kín” B. hệ sinh thái tự nhiên C. hệ sinh thái nhân tạo D. hệ sinh thái vĩ mô Câu 5. Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò: A. tạo ra kiểu gen thích nghi. B. duy trì sự toàn vẹn của loài. C. sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi. D. làm phân hóa vốn gen của các quần thể. Câu 6. Tính đa dạng về loài của quần xã là: A. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã B. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát D. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài Câu 7. Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động tuần trăng. B. biến động không theo chu kì C. biến động nhiều năm. D. biến động theo mùa Câu 8. Điều gì là đúng với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? (1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa (2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên (3) Chúng đều dẫn tới sự thích nghi (4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. Câu trả lời đúng là A. (1) và (3) B. (1) và (2)C. (1) và (4) D. (2) và (3) Câu 9. Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1/4 - Mã đề 456 B. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thê. C. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn đinh. D. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. Câu 21. Trong cùng một thủy vực như ao, hồ chẳng hạn, thông thường người ta nuôi ghép các loại cá rô phi, cá mè, cá trắm, có các ổ sinh thái khác nhau chủ yếu là để: A. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao. B. Giảm bớt nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh. C. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ. D. Thu nhận nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau. Câu 22. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) A. 45,5% B. 0,57% C. 0,42% D. 0,92% Câu 23. Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là: A. Giới hạn sinh thái B. Nơi ở C. Sinh cảnh D. Ổ sinh thái Câu 24. Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây là đúng? A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. B. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. C. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn loài sông ở vùng cực. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng chống chịu của giới hạn sinh thái. Câu 25. Quá trình hình thành loài mới có những đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: 1. là một quá trình biến đổi đột ngột. 2. là một quá trình lịch sử. 3. phân hoá vô hướng các kiểu gen khác nhau. 4. cải tiến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. 5. hình thành kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. A. 2, 3, 4. B. 2, 4, 5. C. 3, 4, 5. D. 1, 2, 3. Câu 26. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải nhanh 1 alen nào đó ra khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại A. thể dị hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể đồng hợp. Câu 27. Một nhân tố nào đó được xem là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó A. trực tiếp làm biến đổi vốn gen của quần thể. B. gián tiếp phân hóa các kiểu gen trong quần thể. C. tham gia vào hình thành loài mới. D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể. Câu 28. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm được gọi là hiện tượng : A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cạnh tranh giữa các loài. D. đấu tranh sinh tồn Câu 29. Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử. II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit. III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh. IV. Vật chất từ môi trường đi vàoquần xã, sau đó trở lại môi trường. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 30. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng? A. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì sự ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. 3/4 - Mã đề 456
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_12_ma_de_456_nam_hoc_2017.doc
- MA TRAN hki 2 khoi 12 -2018.doc
- Phieu soi dap an.doc