Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 5 trang lethu 27/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮKLẮK KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC 12
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 (Đề thi có 05 trang)
 Họ, tên thí sinh: ........................................................Số báo danh:.............Phòng thi:.....
 Câu 1: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các 
 bộ ba đó là:
 A. UAG, UAA, UGA. B. UUG, UGA, UAG.
 C. UGU, UAA, UAG. D. UUG, UAA, UGA. 
 Câu 2: Trong cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E. coli, prôtêin ức chế có chức năng
 A. gắn vào vùng vận hành (O) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
 B. gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
 C. gắn vào vùng khởi động (P) để ức chế quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
 D. gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
 Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: 
 1. Mất 1 cặp nuclêôtit; 2. Đảo đoạn; 
 3. Chuyển đoạn; 4. Thay thế 1 cặp nuclêôtit; 
 5. Lặp đoạn; 6. Thêm 1 cặp nuclêôtit;
 7. Mất đoạn.
 Trả lời: 
 A. 2, 3, 5, 7. B. 1, 4, 6. C. 2, 4, 5. D. 1, 2, 3.
 Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được 
 tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
 A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
 B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
 C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
 D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
 Câu 5: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết 
 hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
 A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. B. thêm một cặp A-T.
 C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp A-T.
 Câu 6: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A *) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ 
 biến đổi thành cặp
 A. X-G. B. A-T. C. G-X. D. T-A.
 Câu 7: Khi khảo sát NST số II của 1 loài sinh vật, người ta thấy NST này có trong quần 
 thể ở 3 dạng cấu trúc như sau : 1) ABCDE.FGH ; 2) ABCF.EDGH ; 3) ABCGDE.FH . 
 Biết a là dạng cấu trúc ban đầu. Xác định trình tự xuất hiện của các đột biến đảo đoạn 
 trên?
 A. 1 2 3. B. 1 3 2. C. 2  1 3. D. 2 3 1.
 Câu 8: Biết các côdon trên mARN mã hóa cho các axit amin là: AGG mã hóa cho Arg, 
 UUX mã hóa Phe, GGU mã hóa Gly, UXX mã hóa Ser. Xác định chuỗi pôlipeptit do 
 đoạn gen dưới đây phụ trách tổng hợp?
 3’... - TXX - XXA - AGG - AAG-5’ 
 5’... - AGG - GGT - TXX - TTX-3’ 
 Chuỗi pôlipeptit do do đoạn gen trên phụ trách tổng hợp có trình tự là:
 A. Arg - Gly - Ser – Phe. B. Arg - Ser - Gly – Phe.
 C. Phe - Ser - Gly – Arg. D. Phe - Gly - Arg – Ser.
 Trang - 1 - Câu 17: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 100% lúa hạt dài. Cho F 1 tự thụ phấn 
được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho 
F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ:
A. 1/3. B. 1/4. C. 3/4. D. 2/3.
Câu 18: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng 
một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một 
kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.
B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn 
đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu 
gen làm năng suất bị sụt giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, 
từ đó làm năng suất bị sụt giảm.
Câu 19: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST 
thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu 
O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:
A. một người IAIO người còn lại IBIO. B. chồng IBIO vợ IAIO.
C. chồng IAIO vợ IAIO. D. chồng IAIO vợ IBIO.
Câu 20: Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd (mỗi gen quy định một tính trạng và các 
gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình lặn cả ba tính trạng ở F1 là:
A. 1/64. B. 1/32. C. 3/8. D. 1/16.
Câu 21: Ở bí ngô, tính trạng hình dạng quả do 2 gen không alen nằm trên các cặp NST 
khác nhau quy định. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau 
được F1 đều có quả dẹt. Cho F 1 lai với bí quả tròn được F 2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả 
dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là:
A. Aabb hoặc aaBb. B. aaBB. C. AAbb. D. AAbb hoặc aaBB.
Câu 22: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá 
thể Ab (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại 
 aB
 Ab
kiểu gen được hình thành ở F1?
 aB
A. 32%. B. 16%. C. 8%. D. 1%.
Câu 23: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể.
C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 24: Các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
 1. Quần thể có kích thước lớn. 2. Có hiện tượng di nhập gen.
 3. Không có chọn lọc tự nhiên. 4. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên.
 5. Không xảy ra đột biến.
Trả lời:
A. 1, 3, 4, 5. B. 1, 2, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 25: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
 Trang - 3 - Câu 36: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh 
bằng gen lành gọi là:
A. liệu pháp gen. B. thêm chức năng cho tế bào.
C. phục hồi chức năng của gen. D. khắc phục sai hỏng di truyền.
Câu 37: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ
A. trước sinh. B. sắp sinh. C. mới sinh. D. sau sinh.
Câu 38: Cho các thể đột biến sau:
 1. Ung thư máu ở người; 2. Máu khó đông ở người; 
 3. Hồng cầu lưỡi liềm ở người; 4. Hội chứng Tơcnơ ;
 5. Bạch tạng ở người; 6. Thể mắt dẹt ở ruồi giấm;
 7. Hội chứng Đao; 8. Hội chứng Claiphentơ;
 9. Mù màu ở người; 10. Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người.
Các thể dị bội gồm:
 A. 4, 7 và 8. B. 1, 6, và 10. C. 1, và 6. D. 2, 3, 5, 9 và 10. 
Câu 39: Một bệnh di truyền được ghi nhận qua sơ đồ phả hệ như sau:
 I
 II
 III
 IV
Cơ chế di truyền của gen gây bệnh là:
A. gen lặn trên NST X không alen trên NST Y. B. gen lặn trên NST thường.
C. gen trội trên NST X. D. gen trội trên NST thường. 
Câu 40: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy 
định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ 
bình thường, mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ 
con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là:
A. 25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 100%. 
 ----------------Hết--------------
Giám thị 1: Giám thị 2: .
 Trang - 5 -

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2016_2017_truong.doc
  • docMa tran.doc