Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)

doc 4 trang lethu 24/07/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)

Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Buôn Ma Thuột (Kèm đáp án)
 TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT KỲ THI HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2016 - 2017
 Bài thi khoa học tự nhiên; Môn: Sinh học
 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 (đề thi gồm có 4 trang) MÃ ĐỀ 123
Câu 61: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào:
 A. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã.
 B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã.
 C. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã.
 D. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
Câu 62: Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau:
 (1) Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng. 
 (2) Tay của người, chi trước mèo, cánh của dơi.
 (3) Xương cụt, ruột thừa và răng khôn của người. 
 (4) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
 (5) Vây cá voi và vây cá mập.
 (6) Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở các động vật khác.
 Trong các ví dụ trên,có bao nhiêu ví dụ là cơ quan tương đồng?
 A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 63: Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật có tần số alen Est 1 là 0,9. Một 
quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột nghiệt, 
một số con sóc trưởng thành từ quần thể trong khu rừng di cư sang quần thể vườn để tìm thức ăn và hoà nhập vào 
quần thể sóc trong vườn thực vật. Tần số alen Est 1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau sự di cư này được 
mong đợi là bao nhiêu? Biết tốc độ di nhập gen là 0,1.
 A. 0,70. B. 0,82. C. 0,90. D. 0,86.
Câu 64: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng của sâu. 
Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: 
 A. cạnh tranh cùng lòai. B. khống chế sinh học. 
 C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể
Câu 65: Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt với 
các đặc điểm sinh thái các loài như sau:
 - Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu kém 
phát triển.
 - Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu kém phát 
triển.
 - Nhóm loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.
 - Nhóm loài D là loài cây thân thảo. Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.
 Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên:
 A. C → B → A → D. B. C → A → B → D. C. C → D → B → A. D. C → D → A → B.
Câu 66: Khẳng định nào sau đây không chính xác?
 A. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động lên từng cá thể mà còn tác động cả lên quần thể.
 B. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà còn tác động đối với toàn bộ kiểu gen.
 C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và loài mới.
 D. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần 
thể.
Câu 67: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn 
sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là:
 A. nơi ở. B. giới hạn sinh thái. C. sinh cảnh. D. ổ sinh thái.
Câu 68: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả theo 
bảng sau:
 Thế hệ Kiểu gen Kiểu gen Kiểu gen 
 AA Aa aa
 F1 0,04 0,32 0,64
 Trang 1/4 - Mã đề thi 123 hình dưới đây:
 Những dấu hiệu khác nhau của mỏ ở trên phản ánh điều gì? 
 1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
 2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.
 3. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.
 4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.
 5. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
 Tổ hợp câu trả lời đúng là:
 A. 1,2. B. 2,3,4,5. C. 1,2,3. D. 1,2,3,4.
Câu 79: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số 
lượng cá thể:
 A. theo chu kì ngày đêm. B. theo chu kì mùa.
 C. theo chu kì nhiều năm. D. không theo chu kì.
Câu 80: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích 
hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng?
 A. Tháp sinh khối. B. Tháp số lượng. C. Tháp năng lượng. D. Tháp tuổi.
Câu 81: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một hệ sinh thái ?
 A. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
 B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
 C. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
 D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
Câu 82: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau 
đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?
 A. Nhiệt độ B. Ánh sáng C. Mức độ sinh sản D. Độ ẩm
Câu 83: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
 Vùng Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
 A 82% 16% 2%
 B 48% 42% 10%
 C 12% 20% 68%
 Kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác quá mức; vùng C khai thác hợp lý.
 B. Vùng A khai thác quá mức; vùng B khai thác hợp lý; vùng C chưa khai thác hết tiềm năng.
 C. Vùng A khai thác quá mức; vùng B chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C khai thác hợp lý.
 D. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác hợp lý; vùng C khai thác quá mức.
Câu 84: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái
và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ
nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá
có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh
con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
 A. Cách li tập tính. B. Cách li cơ học. C. Cách li địa lí. D. Cách li sinh thái.
Câu 85: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
 (1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
 (2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
 (3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
 (4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
 Trang 3/4 - Mã đề thi 123

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_12_ma_de_123_nam_hoc_2016_2017.doc
  • docxĐÁP ÁN.docx
  • docxMA TRẬN ĐỀ.docx