Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 188 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 188 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kỳ II môn Sinh học 12 - Mã đề 188 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Kèm đáp án)

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN Sinh Học – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 188 Câu 1. Nhân tố tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa là : A. Giao phối B. Đột biến C. Chọn lọc tự nhiên D. Nguồn gen du nhập Câu 2. Thứ tự của 5 đại trong lịch sử phát triển sự sống là: A. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh. B. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh. C. Thái cổ, Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.. D. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh Câu 3. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì: A. Số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ càng ít đi B. Lưới thức ăn càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng ngắn dần C. các loài có ổ sinh thái hẹp sẽ thay thế dần các loài có ổ sinh thái rộng. D. Độ đa dạng của quần xã càng cao, kích thước của mỗi quần thể càng lớn Câu 4. Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì ? A. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát B. Sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật . C. Sự xuất hiện quyết trần D. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống Câu 5. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ người và vượn người ngày nay : A. Tiến hoá theo hai hướng khác nhau. B. Vượn người là tổ tiên của loài người C. Có chung nguồn gốc. D. Tiến hoá theo cùng một hướng. Câu 6. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu là quan hệ : A. Cộng sinh B. Ký sinh C. Cạnh tranh D. Hội sinh Câu 7. Ở rừng U minh, cây Tràm được coi là loài : A. Đặc trưng. B. Đặc biệt. C. Chủ chốt. D. Ưu thế Câu 8. Cho các nhân tố sau : (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. (1), (4), (5), (6). B. (1), (2), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (2), (4), (5), (6). Câu 9. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. C. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống Câu 10. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. 1/3 - Mã đề 188 C. các tế bào nhân thực. D. các tế bào sơ khai. Câu 23. Cho các mối quan hệ sau: 1. Vi khuẩn lam trong nốt sần cây họ đậu. 2. Hải quì và cua. 3 Cây phong lan trên các cây gỗ. 4. Dây tơ hồng trên cây cúc tần. 5. Tỏi tiết chất kìm hãm 1 số loài xung quanh nó. 6. Lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng. 7. Trùng roi trong ruột mối. Thuộc quan hệ đối kháng gồm có A. 4, 5, 6 B. 2, 4, 6.7 C. 1, 3, 6 D. 5, 6, 7. Câu 24. Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi. B. hội sinh. C. cạnh tranh khác loài. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 25. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. D. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 26. Hiện trượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến A. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã B. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong quần xã C. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã D. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã Câu 27. Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong phạm vi chi Homo là loài: A. Homo erectus B. Homo sapiens C. Homo habilis D. Homo neanderthalensis Câu 28. Nếu nguồn sống không giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng : A. Tăng dần đều B. Đường cong chữ J C. Đường cong chữ S D. Giảm dần đều . Câu 29. Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Cánh ong B. Cánh dơi C. Cánh bướm D. Vây cá chép Câu 30. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Hoang mạc B. Rừng mưa nhiệt đới C. . Thảo nguyên D. Savan Câu 31. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, Rắn hổ mang thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 3. B. cấp 1. C. cấp 2. D. cấp 4. Câu 32. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là : A. 10% và 9% B. 12% và 10% C. 10% và 12% D. 9% và 10% ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 188
File đính kèm:
de_thi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_12_ma_de_188_nam_hoc_2017_2018.doc
Dap an.doc
Ma tran.doc