Đề thi THPT quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Mã đề 001
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Mã đề 001", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi THPT quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Mã đề 001
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi thành phần: LỊCH SỬ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi 001 Số báo danh: .......................................................................... Câu 1: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quốc gia nào có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới? A. Anh. B. Mỹ. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 2: Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995). B. Hiệp ước Bali được kí kết (1976). C. Campuchia gia nhập ASEAN (1999). D. Brunây gia nhập ASEAN (1984). Câu 3: Trong giai đoạn 1945 - 1973, kinh tế Mỹ A. khủng hoảng và suy thoái. B. phát triển mạnh mẽ. C. phát triển xen kẽ suy thoái. D. phục hồi và phát triển. Câu 4: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã A. tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. B. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. C. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 5: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng (1929) là tờ báo A. An Nam trẻ. B. Người nhà quê. C. Chuông rè. D. Búa liềm. Câu 6: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 - 1930) quyết định đổi tên Đảng thành A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. An Nam Cộng sản đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 7: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) được Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra ngay sau khi A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. B. Nhật tiến vào chiếm đóng Đông Dương. C. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Câu 8: Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích A. khóa chặt biên giới Việt - Trung. B. cô lập căn cứ địa Việt Bắc. C. kết thúc chiến tranh trong danh dự. D. quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Câu 9: Đối với cách mạng miền Nam, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1 - 1959) chủ trương A. sử dụng bạo lực cách mạng. B. đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử. C. đẩy mạnh chiến tranh du kích. D. kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao. Câu 10: Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam Việt Nam? A. Huế - Đà Nẵng. B. Đường 14 - Phước Long. C. Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên. Câu 11: Trong những năm 1986 - 1990, về lương thực - thực phẩm, Việt Nam đạt được thành tựu là A. xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. B. đã có dự trữ và xuất khẩu gạo. C. xuất khẩu gạo đứng thứ năm thế giới. D. khắc phục triệt để nạn đói trong nước. Câu 12: Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước A. Cộng hòa. B. Quân chủ. C. Quân chủ lập hiến. D. Xã hội chủ nghĩa. Trang 1/4 - Mã đề thi 001 Câu 24: Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)? A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn. B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến. C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng. D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến. Câu 25: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều chủ trương A. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược. B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. C. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng. D. giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu. Câu 26: Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng và một số nước châu Phi là một trong những A. di chứng của cuộc Chiến tranh lạnh. B. biểu hiện mâu thuẫn mới trong trật tự hai cực. C. biểu hiện sự trỗi dậy của các thế lực mới trong trật tự đa cực. D. thành công của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Câu 27: Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là A. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản. B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau. C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. D. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản. Câu 28: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm khác biệt về A. giai cấp lãnh đạo. B. nhiệm vụ chiến lược. C. nhiệm vụ trước mắt. D. động lực chủ yếu. Câu 29: Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. C. giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản. D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. Câu 30: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 có nhiệm vụ trọng tâm là A. giữ thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. giam chân quân Pháp một thời gian. C. phá hủy toàn bộ phương tiện vật chất của Pháp. D. tiêu diệt toàn bộ binh lực Pháp. Câu 31: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã A. giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân. B. tạo ra tác động cơ bản làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta. C. tạo nên cuộc khủng hoảng tâm lý sâu sắc đối với các cựu binh Mỹ. D. dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở Mỹ. Trang 3/4 - Mã đề thi 001
File đính kèm:
- de_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_ma_de_001.pdf