Đề thi thử THPT năm 2020 môn Lịch sử - Mã đề 117
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT năm 2020 môn Lịch sử - Mã đề 117", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT năm 2020 môn Lịch sử - Mã đề 117

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh:........................................................ Mã đề thi: 117 Câu 1. Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là A. khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ. B. đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á. C. thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân. D. đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé. Câu 2. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do A. sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít. B. lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô. C. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. D. cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít. Câu 3. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực. C. Phạm Văn Nghị. D. Trương Định. Câu 4. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào? A. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”. B. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”. C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”. D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”. Câu 5. Điền vào chỗ trống: Âm mưu của Pháp là chiếm làm căn cứ, rồi tấn công ra nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. A. Lăng Cô Huế. B. Đà Nẵng Huế. C. Đà Nẵng Hà Nội. D. Huế Hà Nội. Câu 6. Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. C. Phương thức bóc lột thực dân. B. Phương thức bóc lột phong kiến. D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa. Câu 7. Ý nào không phải là lí do mà vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh. C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905),trở thành cường quốc trong khu vực. D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. Câu 8. Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng, vượt qua khuôn khổ ôn hòa, đưa cuộc đấu tranh sang hình thức mới nào? A. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. B. Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908). D. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907). Câu 9. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam. B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. C. Tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta. D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Câu 10. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì? Câu 23. Điểm mới của phong trào cách mạng 1930- 1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 A. Đảng Cộng sản lãnh đạo, thành lập chính quyền Xô viết, liên minh công nông hình thành. B. Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. C. đã thành lập được nhà nước kiểu mới, của dân, do dân, vì dân. D. giai cấp công nhân đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Câu 24. Cho bảng dữ liệu sau: Thời gian Sự kiện lịch sử 1) 11/1930 a) Việt Nam Độc lập đồng minh 2) 7/1936 b) Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 3) 11/1939 c) Hội phản đế Đồng minh Đông Dương 4) 5/1941 d) Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Hãy chọn đáp án đúng khi nối thời gian với phù hợp với sự kiện lịch sử A. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a. B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. C. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d. D. 1-c, 2- d, 3-c, 4-a. Câu 25. Chọn đáp án đúng và điền vào chỗ trống trong đoạn tư liệu sau: “ Toàn thểViệt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vữngấy” (Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh) A. nhân dân, nền độc lập B. dân tộc, quyền tự do, độc lập C. dân tộc, quyền tự do D. nhân dân, quyền tự do độc lập Câu 26. Sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian: 1. Huế giành chính quyền 2. Hà Nội giành chính quyền 3. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền 4. Sài Gòn giành chính quyền A. 1.2.3.4 B. 3.2.1.4 C. 3.2.4.1 D. 2.3.1.4 Câu 27. Nội dung nào dưới đây không khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn? A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập. B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. C. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. D. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Câu 28. “ Hỡi quân dân toàn quốc!...Phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù của chúng ta đã ngã gục. Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh!” Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào? A. Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh. C. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa gửi quốc dân đồng bào của Hồ Chí Minh. D. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 29. Khó khăn lớn nhất của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là A. nạn dốt nghiêm trọng (90% dân số mù chữ). B. chính quyền cách mạng non trẻ. C. nạn đói hoành hành. D. nạn ngoại xâm. Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: A. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. B. Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù một lúc. C. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng. D. Pháp đã công nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập. Câu 31. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam là quyết định của A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I. B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II. C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. B. Hiệp định công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. C. Hiệp định cho phép các bên chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực. D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt, chờ đợi cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. .................................................HẾT...................................................
File đính kèm:
de_thi_thu_thpt_nam_2020_mon_lich_su_ma_de_117.docx