Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Đỗ Việt Cường

docx 168 trang lethu 12/07/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Đỗ Việt Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Đỗ Việt Cường

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Đỗ Việt Cường
 Giáo án Ngữ văn lớp 12 THPTDTNT Nơ Trang Lơng
Tiết: 1,2. Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH 
Ngày soạn:19/8/2017 MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
Ngày dạy: /8/2017
 A.Mục tiêu cần đạt : 
 + Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. 
 Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
 + Kĩ năng : Khái quát vấn đề 
 + Thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
 B. Chuẩn bị :
 - HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
 - GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. 
 C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 D. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề 
 E. Tiến trình tổ chức:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 + Đặt vấn đề : 
 + Nội dung bài :
 HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã mở I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng năm 1945 
 ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đến năm 1975:
 đây, một nền văn học mới gắn liền 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
 với lí tưởng độc lập, tự do và CNXH - Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp phần tạo 
 được khai sinh. Nền văn học mới đã nên một nền văn học thống nhất trên đất nước.
 phát triển qua hai giai đoạn: 1945- - Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tác 
 1975, 1975 đến hết thế kỉ XX. động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật.
 ?Em hãy nêu những nét chính về tình - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ năm 
 hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế, văn hoá 
 hưởng tới sự hình thành và phát triển nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hoá các 
 của văn học Việt Nam từ cách mạng nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc)
 tháng Tám 1945 đến 1975? 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
 a. Những chặng đường phát triển:
 * 1945 - 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
 ?Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 * 1955 - 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ 
 phát triển qua mấy chặng? nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước 
 ở miền Nam.
 GV chia HS thành 3 nhóm lớn (6 * 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước. 
 nhóm nhỏ) thảo luận về những thành b. Những thành tựu và hạn chế:
 tựu chủ yếu của mỗi chặng. - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện 
 HS cử đại diện nhóm trình bày ý cơ hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
 bản. GV nhắc lại và yêu cầu HS theo - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của 
 dõi SGK, sau đó tự ghi vào vở. dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ 
 GV gợi ý: mỗi chặng cần trình bày: nghĩa anh hùng.
 - Đặc điểm chung. - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh 
 - Đặc điểm của từng thể loại. hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện 
 - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu. những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
 - Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất 
 định: giản đơn, phiến diện, công thức,
 ?Hãy nêu những đặc điểm cơ bản - 3. Những đặc điểm cơ bản:
 của văn học Việt Nam từ cách mạng a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng 
 tháng Tám năm 1945 đến 1975? cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của 
 đất nước:
 Đỗ Việt Cường Trang 1 Giáo án Ngữ văn lớp 12 THPTDTNT Nơ Trang Lơng
 - Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường 
 đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề 
 của đời sống hàng ngày. Phóng sự xuất hiện, đề cập đến 
 những vấn đề bức xúc của đời sống.
 - Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Lí luận, 
 nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.
 III. Kết luận:
 ?Hãy nhận xét chung về văn học giai - Văn học từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh 
 đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX. mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: 
 CN nhân đạo, CN yêu nước và CN anh hùng cách mạng. 
 Văn học giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu về 
 nghệ thuật ở nhiều thể loại. Văn học phát triển trong hoàn 
 cảnh hết sức khó khăn nên bên cạnh những thành tựu to 
 lớn cũng còn một số hạn chế.
 - Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học Việt Nam bước 
 vào công cuộc đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân 
 chủ, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. 
 IV. Luyện tập: Dặn dò: Chuẩn bị: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tiết: 3,4 Tiếng Việt: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA 
Ngày soạn:19/8/2017
Ngày dạy: /8/2017 TIẾNG VIỆT.
 A. Mục tiêu cần đạt : 
 - Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và 
 trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 - Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong 
 lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ 
 năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng.
 - Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.
 Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.
 Tự nhận thức về rách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp, góp phần 
 giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 B. Chuẩn bị : 
 +GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
 +HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
 A. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 B. Phương pháp:
 GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự 
 trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu trong SGK, GV có thể 
 tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu đó 
 dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV hướng 
 dẫn và tổng kết thành nội dung của phần Ghi nhớ.
 E. Tiến trình tổ chức:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 - Đặt vấn đề : 
 - Nội dung bài :
 HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và I. Sự trong sáng của tiếng Việt:
 phát triển, tiếng Việt đã đạt được 1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, qui tắc chung về 
 phẩm chất trong sáng, nhưng yêu cầu phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, 
 bài văn,
 Đỗ Việt Cường Trang 3 Giáo án Ngữ văn lớp 12 THPTDTNT Nơ Trang Lơng
 - Kim Trọng: rất mực chung tình (yêu Thuý Kiều say 
 đắm, không thể thay thế bằng tình yêu của Thuý Vân).
 - Thuý Vân: cô em gái ngoan
 - Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết 
 điều mà cay nghịêt
 - Thúc Sinh: sợ vợ
 - Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
 - Tú Bà: màu da "nhờn nhợt"
 - Mã Giám Sinh: "mày râu nhẵn nhụi"
 - Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
 - Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề "xoen xoét"
 Các từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật gắn với những 
 chi tiết tiêu biểu trong truyện về nhân vật => tạo nên độ 
 chuẩn xác của việc dùng từ ngữ.
 Bài tập 2:
 Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu, do đó, lời 
 văn không gãy gọn, ý không được sáng rõ. Muốn đạt 
 được sự trong sáng, cần khôi phục lại những dấu câu 
 cần thiết vào các vị trí thích hợp như sau:
 Tôi lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi 
 chảy, và phải tiếp nhận- dọc đường đi của mình- những 
 dòng sông khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó 
 phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không 
 được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.
 Ở một số vị trí trong đoạn văn trên có thể có những 
 khả năng khác trong việc dùng dấu câu nhưng vẫn đảm 
 bảo nội dung cơ bản mà tác giả định biểu hiện.
 Bài tập 3:
 Từ Microsoft là tên một công ty nên cần dùng. Từ file 
 có thể chuyển dịch thành từ tiếng Việt là tệp tin để cho những 
 người không chuyên làm việc với máy tính dễ hiểu hơn. Từ 
 hacker nên chuyển dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy 
 tính cho dễ hiểu. Còn từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có 
 thể giữ nguyên. Như vậy, trong câu này có hai từ nước ngoài 
 nên dịch ra tiếng Việt
 III. Luyện tập:
 Chuẩn bị bài "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí".
Tiết: 5 Làm văn: 
Ngày soạn: 19/8/2017
Ngày dạy: /8/2017 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
 C. Mục tiêu bài học: 
 - Kiến thức :Giúp HS: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí.
 - Kĩ năng : Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề nghị luận về một tư tưởng, 
 đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp.
 -Thái độ : Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan niệm 
 đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
 B. Chuẩn bị : 
 - HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
 - GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
 C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học 
 D. Phương pháp: 
 Đỗ Việt Cường Trang 5 Giáo án Ngữ văn lớp 12 THPTDTNT Nơ Trang Lơng
 - Các biểu hiện của sống đẹp:
 + lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp.
 + tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
 + trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.
 + hành động tích cực, lương thiện
 Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần 
 thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn 
 thiện nhân cách.
 C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
 II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
 ?Từ kết quả thảo luận trên, em hãy 
 Ghi nhớ: (SGK).
 phát biểu nhận thức của mình về cách 
 1. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích 
 làm bài nghị luận về một tư tưởng, 
 dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định).
 đạo lí?
 2. Thân bài:
 GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức 
 a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong 
 qua phần ghi nhớ và giải các bài tập.
 trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các khái 
 Chia HS thành 2 nhóm giải 2 bài tập.
 niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề.
 * Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ 
 ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan 
 trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài.
 b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện 
 cụ thể.
 c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
 d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh: 
 đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng góp- hạn 
 chế,
 * Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa 
 học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết.
 e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và thực 
 tiễn đời sống.
 3. Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hoạt động 
 về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường, ngoài xã 
 hội)
 IV. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
 Dặn dò: Chuẩn bị Bài viết số 1.
Tiết: 6, 7 Làm văn: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: 
Ngày soạn: /9/2017
Ngày dạy: /9/2017 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
 A. Mục tiêu cần đạt : 
 + Kiến thức : Giúp HS:
 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về 
 một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 + Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong 
 bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,
 + Thái độ : Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
 Suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển 
 khai một vấn đề xã hội. Tự nhận thức, xác định được các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người 
 cần hướng tới.
 B. Chuẩn bị : 
 +GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
 +HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
 Đỗ Việt Cường Trang 7

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2017_2018.docx