Hệ thống kiến thức ôn tập lý thuyết đọc hiểu văn bản - Lê Thị Duyên

docx 6 trang lethu 28/01/2025 390
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức ôn tập lý thuyết đọc hiểu văn bản - Lê Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống kiến thức ôn tập lý thuyết đọc hiểu văn bản - Lê Thị Duyên

Hệ thống kiến thức ôn tập lý thuyết đọc hiểu văn bản - Lê Thị Duyên
 ÔN TẬP LÝ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I. Phong cách ngôn ngữ
 Phong cách Đặc điểm nhận diện Ghi 
 chú
 ngôn ngữ
 1 Phong cách ngôn ngữ Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực 
 khoa học nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, 
 đặc trưng cho các mục đích diễn đạt 
 chuyên môn sâu
 2 Phong cách ngôn ngữ báo Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản 
 chí (thông tấn) thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về 
 tất cả các vấn đề thời sự.
 3 Phong cách ngôn ngữ Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, 
 chính luận người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, 
 bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình 
 cảm của mình với những vấn đề thời sự 
 nóng hổi của xã hội
 4 Phong cách ngôn ngữ -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, 
 nghệ thuật không chỉ có chức năng thông tin mà còn 
 thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; 
 từ ngữ trau chuốt, tinh luyện
 5 Phong cách ngôn ngữ -Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực 
 hành chính giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
 6 Phong cách ngôn ngữ - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng 
 sinh hoạt ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh 
 động, ít trau chuốttrao đổi thông tin, tư 
 tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách 
 cá nhân
2. Các phương thức biểu đạt
Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức lý 
thuyết về 6 phương thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến các đặc điểm để 
nhận diện các phương thức
 Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự 
và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm song sẽ có một phương phương thức nổi bật. 
Giáo viên kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so sánh, nhận diện tiếp thu kiến thức. quản lí.
III. Các thao tác lập luận
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác 
chính. Vì thế phần này chúng ta cần cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh để các 
em phân biệt được các thao tác trong một văn bản. Để học sinh dễ nắm bắt kiến thức, 
giáo viên có thể kẻ thành bảng kiến thức và sau bảng kiến thức là bài tập minh họa.
 TT Thao tác lập Đặc điểm nhận diện Ghi chú
 luận
 1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề 
 nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác 
 hiểu đúng ý của mình.
 2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện 
 tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi 
 sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ 
 bên trong của đối tượng.
 3 Chứng minh Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn 
 chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý 
 kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin 
 tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn 
 chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân 
 tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục 
 hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn 
 chứng sau.)
 4 Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên 
 cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý 
 kiến lập trường đúng đắn của mình.
 5 Bình luận Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, 
 hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, 
 lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng 
 xử phù hợp và có phương châm hành động 
 đúng.
 6 So sánh So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu 
 hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt 
 của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau 
 hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng 
 sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
 Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau 
 thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm 2 Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
 3 Phép liên tưởng Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái 
 (đồng nghĩa / trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở 
 nghĩa) câu trước
 4 Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay 
 thế các từ ngữ đã có ở câu trước
 5 Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối 
 kết)với câu trước
IX. Phân biệt các thể thơ
Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra, chúng 
ta cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, 
phép hài thanh, ngắt nhịp  Căn cứ vò luật thơ, người ta phân chia các thể thơ Việt 
Nam ra thành 3 nhóm chính
 Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói; các thể thơ Đường luật: ngũ 
ngôn, thất ngôn; các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, 
thơ - văn xuôi, 
X. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản
Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: Văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội 
dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan 
đề cũng như nội dung chính của văn bản.
 Đặt nhan đề cho văn bản chẳng khác nào người cha khai sinh ra đứa con tinh thần của 
mình. Đặt nhan đề sao cho đúng, cho hay không phải là dễ. Vì nhan đề phải khái quát 
được cao nhất nội dung tư tưởng của văn bản, phải cô đọng được cái thần, cái hồn của 
văn bản.
Học sinh chỉ có thể đặt tên được nhan đề cho văn bản khi hiểu được nghĩa của nó. Vì 
thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc văn bản để hiểu ý nghĩa của văn bản sau 
đó mới xác định nhan đề. Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu 
lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản.
Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó trình 
bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường 
ở đầu đoạn.
Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Còn đoạn 
văn trình bày theo cách móc xích hay sng hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái 
quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.
 XII.Xác định nội dung chính của văn bản 
Muốn xác định được nội dung của văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ 
vào tiêu đề của văn bản.Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc 
đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_on_tap_ly_thuyet_doc_hieu_van_ban_le_thi.docx