Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 10

doc 53 trang lethu 25/06/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 10

Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 10
 Bài 1: Các cấp tổ chức
1#1 Các cấp tổ chức sống cơ bản bao gồm những cấp độ nào dưới đây?
A. Tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
B. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
D. Phân tử, tế bào, mô, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, sinh quyển.
2#1 Các cấp phân loại được sắp xếp từ thấp đến cao như thế nào?
A. Chi- loài- họ-bộ-lớp- ngành-giới B. Loài-chi-họ-bộ-lớp-ngành-giới
C. Chi-loài-bộ-họ-lớp-ngành-giới D. Chi-loài-bộ-họ-ngành-lớp-giới
3#2 Các loài sinh vật hiện nay rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn có các đặc điểm 
chung vì:
A. Sống trong những môi trường giống nhau
B. Đều được cấu tạo từ tế bào
C. Đều có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
D. Đều tiến hóa từ tổ tiên chung
4#1 Nguyên tắc thứ bậc là :
A. Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên
B. Sinh vật ở mọi cấp được tổ chức theo thứ bậc từ cao xuống thấp.
C. Nguyên tắc được hình thành do sự tương tác của các tế bào trong cơ thể
D. Tổ chức sống cấp thấp được xây dựng từ tổ chức sống cấp cao hơn
5#1 Diễn đạt nào sau đây là đúng khi nói về hệ thống sống.
A. Hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh
B. Hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường
C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường, có khả năng tự điều chỉnh
D. Hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh, thường xuyên trao đổi chất với môi trường
6#1 Nhận định nào sau đây là không chính xác về đặc điểm chung của các cấp tổ chức 
sống:
A. Sinh vật ở mọi cấp tổ chức sống không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh 
D. Thế giới sống liên tục tiến hóa
7#1 Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là:
A. Phân tử B. Đại phân tử C. Tế bào D. Cơ thể
9#4 Cho biết: con la ( là con lai giữa lừa và ngựa) bất thụ (không có khả năng sinh con). 
Hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng:
A. Lừa và ngựa thuộc cùng một loài
B. Lừa và ngựa thuộc 2 loài khác nhau
C. Lừa và la thuộc cùng một loài
D. Ngựa và la thuộc cùng một loài
10 #2 Tập hợp các cơ quan, bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng là:
A. Cơ quan
B. Hệ cơ quan
C. Tế bào
D. Mô
11 #3 Đặc điểm nổi trội ở mức cơ thể so với mức tế bào là : D. Tế bào có thành xelulôzơ và chứa nhiều lục lạp
# Các cấp tổ chức của thế giới sống :
 a) Nêu đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống ?
 b) Tại sao thế giới sống liên tục tiến hóa ?
 c) Các cấp tổ chức nào thuộc cơ thể?
TL : a) Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống : 
 - Tổ chức sống cấp dưới làm cơ sở để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn
 - Tổ chức sống cấp cao hơn có những đặc điểm nổi trội mà tổ chức cấp dưới không 
 có.
 b) Thế giới sống liên tục tiến hóa do điều kiện sống thay đổi, những dạng sống thích 
 nghi sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
 c) Các cấp tổ chức cấp cơ thể : Tế bào, mô, cơ quan
 Bài 3 : Các nguyên tố hóa học và nước
1#1 Các nguyên tố đa lượng chủ yếu tham gia cấu tạo nên:
A. Lipit, enzim và tinh bột B. Các đại phân tử hữu cơ
C. Glucozơ, tinh bột và Lipit D. Prôtêin, vitamin và sắc tố
2#1 Các nguyên tố hóa học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể là:
A. Các hợp chất vô cơ B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng D. Các nguyên tố vi lượng 
3#1 Khi muốn tìm kiếm sự sống trên hành tinh mới, các nhà khoa học thường tìm cách 
chứng minh có sự hiện diện của .
A. Nước B. Muối khoáng C. Lửa D. Năng lượng mặt 
trời 
4#1 Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm:
A.<0,001% khối lượng cơ thể sống B. < 0,01% khối lượng cơ thể sống
C.<0,1% khối lượng cơ thể sống D. <10% khối lượng cơ thể sống
5#2 Nước có thể hút các ion và hòa tan nhiều chất nhờ đặc tính.
A. Phân cực cao B. Nhiệt rung riêng cao 
C. Có lực mao dẫn D. Có khả năng dẫn nhiệt tốt
6#2 Đặc tính quan trọng nhất của phân tử nước đối với tế bào sống là .
A. Tính dẫn nhiệt B. Tính dẫn điện
C. Tính hòa tan các chất D. Tính phân cực
7#1 Vai trò nào dưới đây không phải là của nước trong tế bào .
A. Là nguồn dự trữ năng lượng B. Là dung môi hòa tan các chất
C. Đảm bảo sự ổn định nhiệt D. Là môi trường diễn ra các phản ứng sinh 
hóa
8#1 Nước có tính phân cực do:
A. Cấu tạo từ ôxi và hiđrô B. Có 2 đầu điện tích trái dấu
C. Êlectron của hiđrô yếu D. Các liên kết hiđrô luôn bền vững
9#1 Trong cơ thể sống các nguyên tố phổ biến là:
A. C, H, O, N, P, Ca B. C, H, N, Ca, K, S
C. O, N,C,CL, Mg, S D. C, H, O, Ca, K, P
10#2 Các nguyên tố C, H, O được coi là nguyên tố sinh học phổ biến vì:
A. Cấu tạo nên mọi vật chất sống A. Cacbon,hiđrô,nitơ B. Cacbon, ôxi, nitơ
C. Cacbon, hiđrô, nitơ, ôxi D. Cacbon, hiđrô, ôxi
9#1 Glixêrôl và axít béo là thành phần cấu tạo nên phân tử nào dưới đây?
A. Mỡ B. ADN C. Prôtêin D. Xenlulôzơ
10#1 Xenlulôzơ được cấu tạo từ các đơn phân là :
A. Glucôzơ B. Fructôzơ C. Saccarôzơ D. Galactôzơ
11 # Phân biệt Cacbohiđrat và lipit về cấu trúc, tính chất, vai trò? (2đ)
TL : Phân biệt Cacbohydrat và Lipit
 Đặc điểm Cacbohiđrat lipit
cấu trúc - C, H, O trong đó có nhiều O - C, H, O trong đó có ít O
 - Có liên kết glicôzit - Có liên kết este
Tính chất - tan nhiều trong nước - Không tan trong nước, kị 
 nước
 - Tan trong dung dịch hữu 
 - Dễ bị thủy phân
 cơ
Vai trò - Cung cấp và dữ trữ năng - Dữ trữ năng lượng và 
 lượng nhiều chức năng sinh học 
 khác
 - Cấu trúc tế bào
 - Tham gia cấu trúc màng, 
 thành phần của vitamin, 
 hoocmôn
12 # Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng? (1đ)
TL : Trong bánh kẹo ngọt có chứa tinh bột và đường (đều là cacbonhydrat) chứa nhiều 
năng lượng khi ăn nhiều sẽ làm cho trẻ em có cảm giác no nên làm cho trẻ biếng ăn dấn 
đến không hấp thu được chất dinh dưỡng khác.
 Bài 5 : Prôtêin
1#1 Prôtêin được cấu thành từ những nguyên tố chủ yếu nào?
A. Cacbon, hiđrô, ôxi nà nitơ B. Cacbon, hiđrô, ôxi và natri
C. Cacbon, hiđrô và ôxi D. Cacbon, hiđrô, ôxi và phôtpho
2#2 Enzim amylaza phân hủy tinh bột thành glucozơ minh họa cho :
A. Chức năng điều hoàB. Chức năng xúc tác
C. Chức năng bảo vệ D. Chức năng vận chuyển 1#2 Đơn phân của ADN và đơn phân của ARN phân biệt nhau bởi:
A. Gốc đường B. Nhóm photphat
C. Một loại bazơnitơ D.Cả A và C đúng
2#1 Đại phân tử ADN được cấu tạo từ các đơn phân bào?
A. AxitaminB.Nuclêôtit
C. Pôlisaccarit D. Bazơnitơ
3#1 Chức năng của ADN là ?
A. Mang thông tin di truyền B. Truyền đạt thông tin di truyền
C. Phiên mã cho ra các ARN D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
4#1 Mạch đơn của ADN được tạo nên từ:
A. Chuỗi nuclêôxôm B. Chuỗi axit amin
C. Chuỗi polinuclôtit D. Chuỗi Polipeptit
5#2 Trong ADN, các đơn phân liên kết với nhau nhờ liên kết:
A. Liên kết hiđrô và liên kết peptit B. Liên kết phôtphođieste
C. Liên kết hiđrô liên kết phôtphođieste D. Liên kết peptit
6#3 Một đoạn ADN có 2400 nuclêôtit, trong đó có 900 ađênin. Số nuclêôtit từng loại của 
ADN là.
A. A=T=900, G=X=300 B. A=T=1200, G=X=300
C. A=T=900, G=X=1200 D. A=G=900, T=X=300
 0
7#3 Chiều dài của đoạn ARNm là 5100A , số nuclêôtit của đoạn ARNmnói trên là.
A. 3000 nu B. 1500 nu C. 5100 nu D. 2550 nu
8#2 Giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện liên kết 
hóa học nối giữa: 
A. đường và đường B. bazơ và đường 
C. đường và axitphotphoric D. bazơnitơ và axit photphoric
9#2 Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường:
A. bị các enzim của các tế bào phân hủy thành các nuclêôtit
B. liên kết lại với nhau
C. bị vô hiệu hóa
D. tồn tại tự do trong tế bào
10#2 Loại liên kết hóa học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là:
A. Cộng hóa trị B. hiđrô C. ion D. peptit
11# Phân biệt cấu trúc của ADN và ARN (2đ)
TL :
 ADN ARN
Gồm 4 loại đơn phân là A, T, G, X Gồm 4 đơn phân là A, U, G, X
Gồm 2 mạch pôlinuclêôtit Chỉ có một mạch pôlinuclêôtit
Là đại phân tử sinh học có kích thước và Là đại phân tử sinh học có kích thước và 
khối lượng lớn khối lượng nhỏ hơn ADN
12 # Xét về cấu trúc không gian ADN hay prôtêin đa dạng hơn? vì sao (1đ) 12#2 Các tế bào thường có kích cỡ khá nhỏ vì:
A. Dễ thay đổi hình dạng 
B. dễ thay thế khi bị tổn thương
C. Thuận lợi cho việc trao đổi chất 
D. Đỡ tiêu tốn năng lượng và nguyên liệu để tạo tế bào 
13#2 Tế bào động vật không có các bào quan sau:
A. Không bào lớn và lục lạp B. Bộ máy Gôngi và ti thể
C. Bộ máy Gôngi và lizôzôm D. Ti thể và lizôzôm 
14#4 Tế bào nào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào cơ tim D. Tế bào xương
15#4 Đối với ếch, điều gì sẽ xảy ra nếu đến cuối giai đoạn nòng nọc, các lizôxôm các tế 
bào cuống đuôi bị vỡ?
A. Không ảnh hưởng gì đến hình thái và đời sống của nòng nọc ếch
B. Các tế bào ở cuống đuôi bị hệ enzim của lizôxôm phân hủy
C. Các tế bào ở cuống đuôi sinh trưởng nhanh
D. Các tế bào ở cuống đuôi phân chia nhanh
16 #4 Các thành phần của màng tế bào như glicôprôtêin, lipôprôtêin, các prôtêin xuyên 
màng được tổng hợp ra từ đâu?
A. Lưới nội chất trơn B. Lưới nội chất hạt
C. Lizôxôm D. Ribôxôm
17 #2 Trong tế bào nhân thực, ribôxôm là thành phần :
A. Có trong nhân tế bào 
B. Có trong lưới nội chất hạt
C. Liên kết trên lưới nội chất hạt hay tự do trong tế bào chất
D. Dính trên màng của ti thể
18 #2 Chức năng nào sau đây không phải của lizôxôm?
A. Tổng hợp màng, làm tăng diện tích màng sinh chất
B. Làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào
C. Làm nhiệm vụ phân hủy các bào quan già và yếu 
D. Tự tiêu tế bào cần thiết cho sự biệt hóa và biến thái
19 #2 Chức năng nào sau đây không phải của không bào?
A. Chứa dung dịch muối khoáng B. Chứa chất phế thải độc hại 
C. Chứa chất dinh dưỡng và sắc tố D. Chứa không khí 
20 #4 Trên cây lúa nước, lục lạp có ở:
A. Các tế bào lông hút của rễ B. Các tế bào có chức năng quang hợp
C. Tất cả các tế bào trên cây D. Chỉ có ở tế bào lá
21 #4 Lục lạp là bào quan có thể có trong tế bào của:
A. Vi khuẩn lam , cây lúa B. nấm rơm, cây cải củ
C. Tảo lục, cây cà chua D. Cây ngô, cây cà phê
22 #1 Dựa vào yếu tố nào để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm?
A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
B. Cấu trúc và thành phần hóa học của các bào quan
C. Cấu trúc và thành phần hóa học của tế bào chất
D. Cấu trúc và thành phần hóa học của vùng nhân
23 #4 Đặc điểm không có ở vi khuẩn Gram dương là: + Bào quan gồm ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi , vi ống, ribôxôm, lizôxôm
- Khác nhau. 2đ
 Tế bào thực vật Tế bào động vật
Có thành xenlulôzơ bao quanh màng Không có thành xenlulôzơ bao quanh 
sinh chất màng sinh chất
Có lục lạp Không lục lạp
Chất dựu trữ là tinh bột, dầu Chất dự trữ là glicôzen, mỡ
Thường không có trung tử Có trung tử
Không bào lớn Không có bào nhỏ hoặc không có
Trong môi trường nhược trương, thể Trong môi trường nhược trương, thể 
tích của tế bào tăng nhưng tế bào không tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ
bị vỡ
29 # Điểm khác nhau về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực(2đ)
TL: 
 Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Kích thước - Nhỏ - Lớn
Nhân - Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có - Đã có nhân hoàn chỉnh, 
 vùng nhân, vùng nhân không có đã có màng nhân bao bọc 
 màng bao bọc. lấy chất nhân
Tế bào chất - Tế bào chất không có hệ thống nội - Trong tế bào chất có hệ 
 màng thống màng chia tế bào 
 thành các xoang.
 - Có nhiều bào quan có 
 - Không có các bào quan có màng 
 màng bao bọc ( như lưới 
 bao bọc
 nội chất, ti thể, bộ máy 
 Gôngi,...)

File đính kèm:

  • docngan_hang_de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_10.doc