Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 11 - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 11 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng đề cương ôn tập môn Sinh học 11 - Năm học 2017-2018

NGÂN HÀNG ĐỀ SINH HỌC LỚP 11 - NĂM HỌC 2017 - 2018 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Câu 1# 1 Câu nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với đời sống của cây? A. Dung môi hòa tan các chất khoáng. B. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. C. Điều hòa hoạt động các enzim. D. Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Câu 2# 1 Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua: A. Khí khổng. B. Tế bào nội bì C. Tế bào lông hút D. Tế bào biểu bì. Câu 3# 1 Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là: A. Chóp rễ B. Miền sinh trưởng C. Miền lông hút D. Miền bần Câu 4# 1 Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường qua gian bào và thành tế bào B. Con đường qua tế bào sống C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào. D. Con đường qua gian bào và con đường tế bào chất Câu 5# 2 Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là: A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động. B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động. C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động. D. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động. Câu 6# 2 Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào: A. Hoạt động trao đổi chấtB. Chênh lệch nồng độ ion C. Cung cấp năng lượng D. Hoạt động thẩm thấu Câu 7# 2 Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ? A. phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi B. ảnh hưởng tương đối tốt đến tính chất của đất. C. làm giảm ô nhiễm môi trường. D. tất cả đều sai Câu 8# 2 Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng? A. Muối khoáng được hấp thụ từ đất vào cây qua 2 cơ chế là thụ động và chủ động. B. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ cùng chiều građien nồng độ, không cần năng lượng gọi là cơ chế thụ động. C. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ ngược chiều građien nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế chủ động. D. Các chất khoáng được hấp thụ vào rễ cây từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao, không cần tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế thụ động. Câu 9# 2 Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng. B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể. Câu 19# 1 Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là: A. Các kim loại nặng. B. H2O, muối khoáng. C. Saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại. D. Chất khoáng và các chất hữu cơ. Câu 20# 1 Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây? A. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác. B. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây. C. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây. D. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây. Câu 21# 2 Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Qua mạch gỗ. Câu 22# 2 Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. Lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 23# 3 Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất? A. Các mạch gỗ ở thân. B. Các lông hút ở rễ. C. Lá cây. D. Cành cây. Câu 24# 4 Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bầu, bí...), sau một đêm, xuất hiện các giọt nước ở mép các phiến lá, hiện tượng đó gọi là ứ giọt. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: I. Lượng nước dư thừa trong tế bào lá thoát ra. II. Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh. III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. A. II B. IV C. I.III D. II, IV BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Câu 25# 1 Quá trình thoát hơi nước qua lá là do: A.Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây. C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ. Câu 26# 1 Cơ quan thoát hơi nước của cây là : A. Cành B. Lá C. Thân D. Rễ Câu 27# 1 Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. C. Từ 200 gam đến 600 gam. D. Từ 400 gam đến 800 gam. Câu 38# 4 Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể: A. 60 gam nước. B. 90 gam nước. C. 20 gam nước. D. 30 gam nước. Câu 39# 4 Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì: A. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi. B. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn. C. Cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu(do ánh sáng yếu) hơn cây trên đồi D. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin yếu hơn. Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG Câu 40# 1 Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe. Câu 41# 1 Nitơ được rể cây hấp thụ ở dạng ? + - A. NH4 , NO3 . - + B. NO2 , NH4 . + C. N2, NH4 . D. NO3-, N2. Câu 42# 2 Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng vì: A. Chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim. B. Chúng có trong cấu trúc của tất cả các bào quan. C. Chúng được tích luỹ trong hạt. D. Chúng cần cho 1 số pha sinh trưởng. Câu 43# 2 Tại sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lý tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng? A. Giúp cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao. B. Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dưỡng cho cây. C. Hiệu quả phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm môi trường - nông sản. D. Giúp cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm nông sản và môi trường. Câu 44# 2 Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây: A. Bón vôi cho đất kiềm B. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua. C. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion. D. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước Câu 45# 2 Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là: A. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng Câu 55# 2 Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật. B. Bón supe lân, apatit C. Bón phân urê, đạm amôn, đạm sunfat. D. Trồng cây họ đậu Câu 56# 2 Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh: A. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục... B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. C. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm bình thường. D. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt. Câu 57# 2 Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là: A. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3–). B. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật). C. Nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3 và NO3–). D. Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+ Câu 58# 2 Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật: A. Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. B. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử. C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. - + D. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3 và NH4 . Câu 59# 2 Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố dịnh nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim: A. Perôxiđaza. C. Đêcacboxilaza B. Đêaminaza.. D. Nitrôgenaza. Câu 60# 3 Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình chuyển hóa - nitrat thành nitơ phân tử ( NO3 N2) là: A. Bón phân vi lượng thích hợp B. Làm đất kĩ, đất tơi xốp và thóang. C. Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên bón phân cho đất D. Khử chua cho đất Câu 61 # 4 “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.” Bạn hiểu câu này theo cách giải thích nào? A.Sau cơn giông, lượng Nitrat nhiều lại có mưa làm cho lúa phát triển nhanh. B.Lúa chiêm cần nước, nên sau sấm sẽ có mưa to, giúp nó phát triển tốt. C.Cấy chiêm vào tiết xuân phân, nên vào cốc vũ mà bị hạn thì không trổ. D.Cơn mưa giông đầu tiên mỗi năm thường vào lúc chiêm đã cao ngang bờ. BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Câu 62# 1 Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A .Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lớn. C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới. Câu 63# 1 Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp: A. màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng Câu 73# 2 Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 74# 2 Diệp lục không tham gia vào quá trình nào sau đây? A. Biến đổi năng lượng. B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng. C. Vận chuyển năng lượng.D. Khử CO 2. Câu 75# 3 Diệp lục có màu lục vì: A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím Câu 76# 3 Cơ quan không thể quang hợp được là: A. Lá.B. Hoa.C. Củ.D. Quả. BÀI 9: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3 , C4 VÀ CAM Câu 77# 1 Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO 2 và cả giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO 2 và cả giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. C. Giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. Câu 78# 1 Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 79# 1 Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: A. APG (axit phôtpho glixêric). B. AlPG (anđêhit phootpho glixêric). C. AM (axit malic). D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). Câu 80# 1 Khái niệm pha sáng trong quang hợp: A. Pha sáng trong quang hợp diễn ra quá trình quang phân li nước. B. Pha sáng trong quang hợp giải phóng ra oxy từ phân tử nước. C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. D. Pha sáng trong quang hợp diễn ra ở Tilacôit. Câu 81# 1 Quang hợp của thực vật C3 và thực vật C4 giống nhau ở: A. Enzim cố định CO2.B. Pha sáng. C. Chất nhận CO2. D. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp. Câu 82# 1 Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng quang hợp? A. Sự biến đổi diệp lục từ trạng thái bình thường sang trạng thái kích hoạt. B. Quá trình quang phân li nước. C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2. D. Quá trình khử CO2. Câu 83# 1 Những cây thuộc nhóm C3 là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu.
File đính kèm:
ngan_hang_de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_11_nam_hoc_2017_2018.doc