Ngân hàng đề kiểm tra tự luận môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Đức (Có đáp án)

doc 36 trang lethu 26/06/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra tự luận môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng đề kiểm tra tự luận môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Đức (Có đáp án)

Ngân hàng đề kiểm tra tự luận môn Ngữ văn Khối THPT - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hồng Đức (Có đáp án)
 TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN 
 TỔ NGỮ VĂN LỚP 12 – MÔN NGỮ VĂN 
 NĂM HỌC 2017-2018
 TIẾT PPCT 5,6 : ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 I. Phần đọc hiểu: gồm:
 Câu 1: mức độ 1, nhận biết 
 Câu 2 : mức độ 2, thông hiểu
 II. Phần làm văn: bao hàm cả 4 mức độ:
 1. Mức độ 1, nhận biết
 2. Mức độ 2, thông hiểu
 3. Mức độ 3, vận dụng
 4. Mức độ 4, vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm). 
 Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
 Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 mang đậm chất sử thi. Văn học tập trung phản ánh những 
vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước : Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Đây là văn 
học của những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Nhân 
vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và 
kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận , trách 
nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Cái riêng tư , đời thường nếu được nói 
đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng. Lời văn sử 
thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
 (Trích Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2012)
Câu 1. Nêu câu văn khái quát nội dung của đoạn văn bản? (0,5 điểm).
Câu 2. Viết đoạn văn (không quá 15 dòng) trình bày sự hiểu biết của anh/chị về một nét đẹp thuộc khuynh hướng 
sử thi trong một tác phẩm văn học cách mạng. (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN (8,0 điểm) 
 Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được 
chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm). 
Câu 1. Câu văn khái quát nội dung của đoạn văn bản: Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 mang đậm 
chất sử thi. (0,5 điểm).
Câu 2. Về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:
 - Nêu đúng tên một tác phẩm, tác giả thuộc VH CM (0,5 điểm)
 - Chọn một trong những đắc điểm manh tính sử thi (được nói rõ trong đoạn văn bản trên) để phân tích (1,0 
điểm).
II. LÀM VĂN (8,0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Duy chỉ có gia đình, 
người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
1. Giải thích nhận định:
– Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau 
bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình thường gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái, ông bà
– Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
– Tai ương: điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người.
2. Luận bàn về ý kiến :
– Đây là một ý kiến đúng vì đã nhìn thấy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của 
con người. Nếu có một ngày như thế, tôi tin rằng rất nhiều người cũng sẽ dừng xe lại trên đường đứng đưa tay lên 
ngực và cùng hát.
 Nếu có một ngày như thế, tôi tin rằng chúng ta sẽ không cần nhắc nhau về tình yêu đất nước, về quyết tâm 
bảo vệ chủ quyền.
 Nếu có những ngày như thế, tôi tin rằng bất cứ kẻ thù nào cũng phải e dè về sự đồng lòng của một dân tộc 
tự tôn.” 
 (Nguồn vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/Quốc ca và lòng tự hào dân tộc)
 Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về nghi lễ chào cờ, hát 
quốc ca đầu tuần trong nhà trường. 
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm). 
Câu 1. Phương thức biểu đạt nghị luận và phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5 điểm)
Câu 2. Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 
của cách mạng Pháp (1791) nhằm mục đích:
 - Tạo cơ sở tiền đề để lập luận (0,25 điểm)
 - Dùng lí lẽ của kẻ thù để bác bỏ luận điệu của kẻ thù (“tự do, bình đẳng, bác ái”) – dân gian gọi là thủ 
pháp lấy “gậy ông đập lưng ông”. (0,5 điểm)
 - Đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhằm khơi dậy tinh thần bình đẳng, tự tôn, tự cường của dân tộc VN 
(0,25 điểm).
Câu 3. Ý nghĩa của cụm từ “Suy rộng ra”: Từ quyền bình đẳng của con người, Hồ Chí Minh đã suy ra quyền bình 
đẳng giữa các dân tộc, đó là sự đóng góp của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nhân loại (đặc biệt là đối với các 
nước đang diễn ra phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới). (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (8,0 điểm): Từ đoạn văn của đề, viết bài văn trình bày suy nghĩ về nghi lễ chào cờ, hát quốc ca 
đầu tuần trong nhà trường. 
* Đề bài và đáp án mở nhưng bài viết của HS cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: 
 - Phải thể hiện được thái độ nghiêm túc, trang trọng.
 - Khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
 - Thể hiện lòng biết ơn thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để xây đài tự do cho dân tộc
 - Nhắc nhở trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc: thế hệ đi trước đã hi sinh xương máu để xây đắp đài tự 
do thì thế hệ chúng ta hôm nay, được thừa hưởng những thành quả trái ngọt của độc lập, hòa bình phải có trách 
nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước.
 - Phê bình những HS thiếu ý thức khi hát Quốc ca.
 - Cần phải có những biện pháp để giáo dục, chấn chỉnh kịp thời.
 TIẾT PPCT 32,33 : ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 I. Phần đọc hiểu: gồm:
 Câu 1: mức độ 1, nhận biết 
 Câu 2 : mức độ 2, thông hiểu
 Câu 3 : mức độ 2, thông hiểu 
 II. Phần làm văn: bao hàm cả 4 mức độ:
 1. Mức độ 1, nhận biết
 2. Mức độ 2, thông hiểu
 3. Mức độ 3, vận dụng
 4. Mức độ 4, vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm). 
 Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: 
 – Mình về mình có nhớ ta
 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
 Mình về mình có nhớ không TIẾT PPCT 57,58 : ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 I. Phần đọc hiểu: gồm:
 Câu 1: mức độ 1, nhận biết 
 Câu 2 : mức độ 2, thông hiểu
 Câu 3 : mức độ 2, thông hiểu 
 II. Phần làm văn: bao hàm cả 4 mức độ:
 1. Mức độ 1, nhận biết
 2. Mức độ 2, thông hiểu
 3. Mức độ 3, vận dụng
 4. Mức độ 4, vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm). 
 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
 “Con Sông Đà gợi cảm. []. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch 
chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên 
hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, 
trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài 
ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình 
biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng ấy, rồi chốc lại bẵn tính và gắt gỏng thác lũ ngay ấy.”
 (Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
a) Xác định phong cách ngôn ngữ và những phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0,5 điểm)
b) Nêu nội dung khái quát của đoạn văn. (0,5 điểm)
c) Phân tích hiệu quả diễn đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (8,0 điểm) 
 Sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm). 
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật (0,25 điểm) 
 Những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,25 điểm)
Câu 2. Đoạn văn miêu tả nét đẹp trữ tình, thơ mộng và đầy gợi cảm của con sông Đà. (0,5 điểm)
Câu 3. Phép điệp cùng với thủ pháp nghệ thuật so sánh ví von, nhân hóa tạo nên cảm giác khoan khoái, trìu mến 
giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự gắn bó, tương giao, tương cảm của Nguyễn Tuân với sông Đà. S/Đà 
với Nguyễn Tuân như một cố nhân, xa lâu thì nhớ, gặp nhau thì mừng cuống quýt. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (8,0 điểm): Sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật
- Phân tích nhân vật Mị qua các chặng đường đời
+ Trước khi làm dâu gạt nợ, Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ 
miền núi.
+ Khi về làm con dâu cho nhà thống lí, Mị đã phản kháng bằng nước mắt, Mị đã định tự hủy diệt cuộc đời mình 
bằng nắm lá ngón. Nhưng vì thương bố, Mị trở về kiếp sống ngựa trâu. Mị gần như tê liệt hết về sức sống. Nó 
được biểu tượng bằng “Một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay”, “lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng, không 
biết là sương hay là nắng”. Mị trở thành con người cam phận sống cuộc sống “thân phận con rùa”, “Mỗi ngày Mị 
càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
* Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ. Họ cùng nhau 
trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến khu du kích Phiềng Sa. 
+ Mùa xuân với tiếng sáo, tiếng làm cho sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt. Mị 
cũng uống rượu. Chú ý phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo 
gọi bạn đầu làng”, lòng Mị đang phơi phới sống về những ngày trước. Mị thấy “trong lòng đột nhiên vui sướng 
Mị trẻ lắm Mị muốn đi chơi”. Trong khi đó, tiếng sáo “đang rập rờn” trong đầu Mị. “Mị quấn lại tóc, với tay 
lấy chiếc váy hoa” chuẩn bị đi chơi ngày Tết. Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh 
liệt như sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên “trói * Việt xuất thân trong một gia đình giàu tr/th CM, chịu nhiều đau thương mất mát; có lòng căm thù giặc sâu sắc, 
quyết tâm đi bộ đội, chiến đấu dũng cảm; giàu tình cảm, tính tình hồn nhiên
 + Việt là cậu thanh niên vừa mời lớn (17 tuổi) nên sự vô tư và nết trẻ con còn in dấu rất đậm: thích câu cá, 
bắn chim, mang theo ná cao su, hay giành phần hơn với chị, giấu chị vì sợ mất chị
 + Là con trai trong gia đình nhưng Việt còn quá vô tâm vô tư, chưa biết lo nghĩ, mọi công việc trong nhà 
đều phó thác cho chị Chiến, chỉ háo hức (tranh giành với chị Chiến) được ghi tên đi bộ đội để trực tiếp cầm súng 
giết giặc trả thù cho ba mẹ.
 + Tuy vậy, Việt có những nét tính cách già dặn, khôn ngoan trước tuổi, gan góc và có quyết tâm cao. Nét 
tính cách nổi bật nhất ở Việt là lòng căm thù giặc sâu sắc, hành động dũng cảm, gan góc c/đ, có niềm say mê, 
khát khao đi đánh giặc (nêu d/c và p/t). Vào bộ đội, Việt c/đ dũng cảm, tiêu diệt được địch và xe bọc thép bằng 
thủ pháo, ko sợ chết, chỉ sợ chết là ko được đi đánh giặc. Bị thương nặng, máu ra nhiều, ko được cấp cứu băng bó, 
cận kề với cái chết, Việt cứ ngất đi tỉnh lại nhưng anh vẫn ôm khư khư khẩu súng, ngón tay trỏ vẫn rà cò súng, 
sẵn sàng nổ súng tấn công kẻ thù.
 + Việt là người chiến sĩ hội tụ những phẩm chất lí tưởng của người anh hùng.
 + Dẫu hồn nhiên, vô tư thế thôi nhưng Việt vốn là người sống giàu tình cảm. Hay tranh giành phần hơn 
với chị Chiến song rất thương chị. Xúc động nhất là chi tiết đêm cuối cùng hai chị em bàn soạn khiêng bàn thờ ba 
má sang gởi nhà chú Năm.
 + Việt là khúc sông vươn xa nhất trong dòng sông tr/th của gia đình CM, Việt còn tiến xa và lập nhiều 
chiến công mới.
* Việt là hình ảnh tiêu biểu cho tuổi trẻ VNAH thời chống Mĩ, được tập trung khắc họa đậm nét và để lại ấn 
tượng khá sâu sắc trong lòng người đọc.
* Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua tác phẩm
 - Điểm nhìn trần thuật
 - Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.
 - Ngôn ngữ đầm màu sắc Nam Bộ.
* Liên hệ thực tế và bản thân.
TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN 
 TỔ NGỮ VĂN LỚP 11 – MÔN NGỮ VĂN 
 NĂM HỌC 2017-2018
 TIẾT PPCT 3,4 : ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Thêm)
 I. Phần đọc hiểu: gồm:
 Mức độ 1, nhận biết 
 Mức độ 2, thông hiểu
 II. Phần làm văn: bao hàm cả 4 mức độ:
 1. Mức độ 1, nhận biết
 2. Mức độ 2, thông hiểu
 3. Mức độ 3, vận dụng
 4. Mức độ 4, vận dụng cao
I. Phần đọc - hiểu (2.0 điểm)
 Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
 “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
 Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
 Chỉ ra các biện pháp tu từ nêu ý nghĩa của các biện pháp tu từ đó.
II. Phần làm văn (8.0 điểm)
 Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của M.Goóc-ki : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, 
mà là nơi không có tình thương”.

File đính kèm:

  • docngan_hang_de_kiem_tra_tu_luan_mon_ngu_van_khoi_thpt_nam_hoc.doc