Ôn tập kiến thức Địa lí Lớp 12 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức Địa lí Lớp 12 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập kiến thức Địa lí Lớp 12 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

BÀI 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nhưng tốc độ còn chậm + Giảm tỷ trọng khu vực I + Tăng tỷ trọng khu vực II + Khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định - Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế: + Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản; trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. + Khu vực II: chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sản phẩm,tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến chế, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp,chất lượng cao và giá cả rẻ. + Khu vực III: Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như :viễn thông, tư vấn đầu tư. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : Có sự chuyển biến tích cực: + Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. nhà nước vẫn quản lí các ngành kinh tế then chốt. + Giảm tỉ trọng Kinh tế ngoài nhà nước riêng kinh tế tư nhân tăng + Tăng tỉ trọng Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 3.Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. - Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế(Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long) - Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm. - Trong công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất quy mô lớn. - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam CÂU TRẮC NGHIỆM: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng A. Hội nhập nền kinh tế thế giới. B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Câu 2. Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh Câu 3. Năm 2005, tỉ trọng khu vực II ( công nghiệp-xây dựng ) trong GDP ở nước ta là A. 21%. B. 38%. C. 41%. D. 52% Câu 5. Vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phần 1995 2000 2005 Kinh tế nhà nước 40,2 38,5 38,4 Kinh tế tập thể 10,1 8,6 6,8 Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,9 Kinh tế cá thể 36,0 32,3 29,9 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 16,0 Nhận định đúng nhất là A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng. B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng. D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng. Câu 20. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. Câu 21. Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để A. Phù hợp với yêu cầu của thị trường và không gây ô nhiễm môi trường. B. Phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng hiệu quả đầu tư. C. Phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.. D. Phù hợp với yêu cầu của thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Câu 22. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định. C. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất. D. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất. Câu 23. Trong cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là A. Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng,dịch vụ. B. Dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng. C. Công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp. D. Nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng. VI. Atlat Địa lí trang 17 (kinh tế chung): Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có nhiều tỉnh GDP bình quân tính theo đầu người dưới 6 triệu đồng là: A. ĐB sông Hồng. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. ĐB sông Cửu Long. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng ? A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Hà Nội. D. Nam Định. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ? A. Thủ Dầu Một. B. Biên Hòa. C. Tp. Hồ Chí Minh. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng? A. Phú Yên. B. Khánh Hòa. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng? A. Thành Phố Hồ Chí Minh. B. Nha Trang. C. Đà Nẵng. D. Hải Phòng.
File đính kèm:
on_tap_kien_thuc_dia_li_lop_12_bai_20_chuyen_dich_co_cau_kin.docx