Ôn tập kiến thức Vật lý Lớp 10 - Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức Vật lý Lớp 10 - Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập kiến thức Vật lý Lớp 10 - Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG I. Nội dung bài học: 1. Động lượng. a) Xung lượng của lực. - Khi một lực F không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian t thì tích .F t được định nghĩa là xung lượng của lực F trong khoảng thời gian t ấy. - Đơn vị xung lượng của lực là N.s b) Động lượng. + Tác dụng của xung lượng của lực. Theo định luật II Newton ta có : v v ma = F hay m2 1 = F t mv2 - mv1 = Ft + Động lượng. Động lượng p của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: p = m v Đơn vị động lượng là kgm/s ( 1.kgm/s = 1.N.s ) + Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực.( Cách diễn đạt khác của định luật II Newtơn) Ta có : p 2 - p1 = Ft hay p = Ft *Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian t bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Ý nghĩa: Khi lực đủ mạnh tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian hữu hạn sẽ làm động lượng của vật biến thiên. 2. Định luật bảo toàn động lượng. a) Hệ cô lập (hệ kín). - Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. - Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật, các nội lực này trực đối với nhau từng đôi một. b) Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập. - Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn. Câu 5. Chọn phát biểu đúng. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với A. vận tốc. B. thế năng. C. quãng đường đi được. D. công suất. MỨC ĐỘ 2: Câu 6. Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô chuyển động tròn. C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát. Câu 7. Biểu thức định luật II Niutơn có thể được viết dưới dạng: p A. F. t p B. F. p t C. F. m.a D. F. p m.a t Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ. C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng. D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Câu 9.Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật được ném ngang. C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín? A. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau. B. Các nội lực từng đôi một trực đối. C. Không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ. D. Nội lực và ngoại lực cân bằng nhau. MỨC ĐỘ 3: Câu 11. Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là: A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h. Câu 12. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 13. Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng? Câu 24. Một vật khối lượng 10 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tròn có bán kính 50 cm. Độ lớn gia tốc hướng tâm là 8 m s2 . Động lượng của vật có độ lớn bằng A.10 kg.m/sB.20 kg.m/sC.30 kg.m/sD.45 kg.m/s Câu 25. Cho một viên đạn có khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu. Bỏ qua mọi tác dụng của không khí đối với viên đạn. Lấy g = 10m/s2. A. 500 2m / s; 450 B. 200 2m / s;350 C. 300 2m / s; 250 D. 400 2m / s;150
File đính kèm:
on_tap_kien_thuc_vat_ly_lop_10_bai_23_dong_luong_dinh_luat_b.docx