Sáng kiến kinh nghiệm Một số tư liệu giảng dạy Địa lí Lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số tư liệu giảng dạy Địa lí Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số tư liệu giảng dạy Địa lí Lớp 11
MỤC LỤC PHẦN I. Mở đầu .......................................................................................... 1 PHẦN II. Nội dung....................................................................................... 2 A. Một số tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 11 ............................................... 2 Bài 1. Sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ........................... 2 Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu................................................... 9 Bài 5 (Tiết 1). Một số vấn đề của châu Phi..... ....................................... .13 Bài 5 (Tiết 3). Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á ............................................................... 14 Bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì ................................................................ 20 Bài 7. Liên minh châu Âu (EU) ............................................................... 22 Bài 8. Liên Bang Nga ............................................................................... 23 Bài 9. Nhật Bản ........................................................................................ 23 Bài 10. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ................................................... 26 Bài 11. Các nước Đông Nam Á ............................................................... 29 B. Một số kinh nghiệm khi sử dụng tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 11 .. 31 PHẦN III. Kết luận ..................................................................................... 32 Phần đánh giá và xếp loại của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề của Trường và Sở GD & ĐT ................................................... 33 Tư liệu tham khảo................................................................................35 0 Chuyên đề: Một số tư liệu giảng dạy địa lí lớp 11 II. NỘI DUNG A. MỘT SỐ TƯ LIỆU PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 BÀI 1 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Phân loại các nước đang phát triển Chúng ta bắt đầu với sự phân loại chung các nước trên thế giới thành ba nhóm: Nhóm các nước thuộc Thế giới thứ nhất, các nước Thế giới thứ hai, và các nước Thế giới thứ ba. Rồi chúng ta đề cập đến bốn phân loại cụ thể hơn. Đó là: 1. Hệ thống phân loại của Liên hợp quốc (UN): Đây là một phân loại về các nước Thế giới thứ ba (đang phát triển), đó là các thành viên Liên hợp quốc trong năm 1992. Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người GNP và có ba loại chính. Đó là: 1. "Kém phát triển nhất": 44 thành viên nghèo nhất của Liên hợp quốc nằm trong nhóm này, 2. "Các nước đang phát triển": Nhóm này bao gồm 8 nước không xuất khẩu dầu, 3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC): Nhóm nước này gồm 13 quốc gia có thu nhập quốc gia tăng mạnh từ những năm 1970. 2. Tiêu chí của Ngân hàng Thế giới (WB): Sự phân chia này bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển. 132 nước với quy mô dân số hơn 1 triệu người được chia thành 4 nhóm theo thu nhập bình quân đầu người. Những nhóm này là: 1. Thu nhập thấp, 2. Thu nhập trung bình, 3. Thu nhập trên trung bình, 4. Thu nhập cao. Phần lớn 108 nước đang phát triển nằm ở nhóm thứ 3 trong khi 19 nước phát triển và 5 nước đang phát triển nằm ở nhóm Thu nhập cao. 3. Tiêu chí phân loại của UNDP: Sự phân loại này của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là cố gắng lớn nhất để phân loại các nước trên thế giới (cả các nước đang phát triển và các nước phát triển). Sự phân loại này dựa trên cơ sở Chỉ số Phát triển Con người HDI chứ không phải là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. HDI là một thước đo phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, nó cũng kết hợp với tuổi thọ, tỷ lệ sinh đẻ và kiến thức, tỷ lệ biết chữ trung bình và số năm tới trường. Tiêu chí HDI hay hơn tiêu chí thu nhập bình quân đầu người bởi vì nó kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế - các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống. Có 3 phân loại dựa trên tiêu chí này. 1. Các nước Phát triển Con người cao (HDI lớn hơn hoặc bằng 80), 2. Các nước phát triển con người trung bình (chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79), và 3 là Các nước Phát triển con người thấp (chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50). 4. Tiêu chí OECD: OECD có nghĩa là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tiêu chí này đưa ra một phân loại về các nước thế giới thứ ba và bao gồm cả các nước 2 Người thực hiện: Bùi Văn Tiến- buivantienbmt@gmail.com ; Chuyên đề: Một số tư liệu giảng dạy địa lí lớp 11 trong nước. Những xung đột và bất ổn chính trị trong nước này có thể dẫn tới các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, có thể dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác. Chẳng hạn như cuộc chiến ở Afghanistan, Sri Lanka, Bosnia, CHDC Cônggô, v.v... Nói chung một đất nước càng đồng nhất thì càng dễ để đạt được các mục tiêu phát triển của mình. Ví dụ như Hàn Quốc, Đài loan, Singapore, Hồng Kông. 5. Tầm quan trọng tương đối của các khu vực tư nhân và công cộng: Tầm quan trọng tương đối và quy mô của khu vực công cộng và tư nhân khác rất nhiều ở các nước đang phát triển. Các nước có nguồn nhân lực ở trình độ thấp thì thường có khu vực công cộng phát triển và có nhiều doanh nghiệp sở hữu nhà nước, dựa trên quan niệm là nguồn nhân lực có trình độ hạn chế có thể được sử dụng tốt nhất bằng việc hợp tác chứ không phải là các hoạt động kinh doanh hành chính nhỏ lẻ. Nhiều nước mắc phải quan điểm sai lầm lớn này (có khu công cộng lớn) không có được nhiều thành tựu phát triển. Các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển sẽ phải khác với các nước tùy vào sự quân bình giữa thành phần của khu vực công cộng và tư nhân khác nhau. 6. Cơ cấu công nghiệp: Các nước đang phát triển khác nhiều về quy mô và chất lượng của cơ cấu công nghiệp. Quy mô và hình thức của khu vực công nghiệp phụ thuộc vào các chính sách được thông qua trong quá khứ - vì nó có thể phải giải quyết nhiều vấn đề lịch sử của đất nước. 7. Sự phụ thuộc bên ngoài: Sự phụ thuộc bên ngoài có thể là phụ thuộc về kinh tế, chính trị hay văn hoá. Các nước đang phát triển hầu hết là các nước nhỏ và kém phát triển, phải phụ thuộc nhiều vào các nước phát triển về thương mại, công nghệ và đào tạo. Quy mô phụ thuộc giữa các nước là khác nhau và nó còn bị ảnh hưởng bởi quy mô, lịch sử và vị trí của đất nước. 8. Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực: Các nước đang phát triển cũng khác về quy mô của nhóm lợi ích và ảnh hưởng của họ đối với cơ cấu quyền lực chính trị. Mặc dù các nhóm lợi ích được xem là có mặt trong mọi xã hội, nhưng hầu hết các nước đang phát triển bị các nhóm chóp bu nhỏ và vài người lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp thống trị ở một mức độ lớn hơn so với các nước phát triển. Sự thay đổi hiệu quả về kinh tế và chính trị vì thế đòi hỏi phải có cả sự ủng hộ của nhóm chóp bu đó và quyền lợi của các nhóm đó phải được bù đắp bởi các lực lượng dân chủ hùng mạnh hơn. * Các đặc điểm chung của các nước đang phát triển Những điểm giống nhau giữa các nước đang phát triển có thể được phân thành 7 điểm chính: 1. Mức sống thấp: Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, nên thật dễ hiểu khi mức sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi xem xét quy mô sự khác nhau trong mức sống giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển. Một so sánh về mức sống giữa hai nhóm nước này được đưa ra trong một mục của cuốn sách này với một tiêu đề 4 Người thực hiện: Bùi Văn Tiến- buivantienbmt@gmail.com ; Chuyên đề: Một số tư liệu giảng dạy địa lí lớp 11 7. Sự thống trị, phụ thuộc và yếu thế trong các quan hệ quốc tế: Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám và nhượng vốn tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. (TQ hiệu đính: "tích tiểu thành đa". Muốn làm giàu, trước tiên phải có vốn. Muốn có vốn thì phải biết tiết kiệm. Nếu công dân của các nước đang phát triển tiêu xài hoang phí, học đòi theo các nước đã phát triển, thì làm lợi cho các nước phát triển) * Trường hợp nghiên cứu: Nền kinh tế Nigiêria Nigiêria- một thuộc địa cũ của Anh đã giành được độc lập từ năm 1960. Nigiêria nằm ở bờ biển phía Tây của lục địa Châu Phi. Đây cũng là một nước đông dân nhất Châu Phi. Dân số ở nước này chia thành hai nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau dẫn đến tình trạng luôn có các xung đột về tôn giáo, khu vực và sắc tộc. Mặc dù Nigiêria là một nền kinh tế cơ bản dựa trên sản xuất nông nghiệp, trong suốt những năm 1970 và 1980 họ đã tạo ra những thay đổi lớn. Hiện nay 90% kim ngạch xuất khẩu của nước này là từ xuất khẩu dầu. "Một sự kết hợp của việc giảm giá dầu, các chương trình công nghiệp hoá quá lớn, không chú ý đến phát triển nông nghiệp, vay mượn nước ngoài quá lớn, và suy sụp về kinh tế, quản lý tồi trong suốt các thập kỷ này đã làm cho nền kinh tế Nigiêria trải qua một giai đoạn suy thoái và giảm sút kinh tế kéo dài". Việc sao lãng phát triển khu vực nông nghiệp và chú trọng đến các ngành công nghiệp cũng dẫn đến một sự di chuyển lớn dân cư từ các vùng nông thôn tới các trung tâm đô thị, gây ra vấn đề lớn là tỷ lệ thất nghiệp cao ở các khu đô thị. II. GDP/người của 10 nước cao nhất và thấp nhất thế giới, năm 2010 1. 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới Tạp chí “Tài chính toàn cầu” đã thực hiện cuộc khảo sát mới nhất từ 182 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, xếp hạng các nước giàu nhất thế giới lần lượt là: 01 Qatar: 90.149 USD 02. Luxembourg: 79.411 USD 03. Na Uy: 52.964 USD 04. Singapo: 52.840 USD 05. Brunei: 48.714 USD 06. Mỹ: 47.702 USD 07. Hồng Kông: 44.840 USD 08. Thụy Sĩ: 43.903 USD 09. Hà Lan: 40.610 USD 10. Australia: 39.842 USD. 6 Người thực hiện: Bùi Văn Tiến- buivantienbmt@gmail.com ; Chuyên đề: Một số tư liệu giảng dạy địa lí lớp 11 Canada 1.574.051 1.330.272 45.888 39.033 0,908 34.088.000 Brazil 2.090.314 2.172.058 10.471 11.289 0,718 193.088.765 Úc 1.235.539 882.362 54.869 39.692 0,929 22.328.632 Argentina 370.269 642.402 9.138 17.200 0,797 41.134.425 IV. 6 thành tựu khoa học kỳ diệu nhất những năm đầu thế kỷ 21 Từ năm 2000 đến 2009, nền khoa học của thế giới đã đạt được những thành tựu vượt bậc, góp phần rất lớn cho thành công của các lĩnh vực khác phục vụ cuộc sống con người. 1. Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành công trình giải mã bộ gien người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đã được công bố vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo (Nhật Bản), London (Anh), Washington (Mỹ) và nhiều thành phố khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất này thì con người được hình thành từ một số lượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen. 2. Năm 2001: Sau 15 năm hoạt động trên vũ trụ và có nhiều kỳ tích, Trạm quỹ đạo Hòa bình của Nga chấm dứt tồn tại. Kỷ nguyên du lịch trên vũ trụ đã bắt đầu với việc người đầu tiên thực hiện chuyến bay tham quan an toàn. Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19/2/1986, chuyên chú trọng vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, Mir đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày). Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày 23/3/2001. 3. Năm 2003: Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 do nhà du hành Dương Lợi Vĩ điều khiển. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa được con người ra ngoài bầu khí quyển trái đất, sau Liên bang Xô Viết trước đây và Mỹ. Thành công của chuyến bay là thắng lợi to lớn của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc. Ngân quỹ dành cho chương trình này được giữ bí mật song các chuyên gia quốc tế ước tính rằng số tiền ít nhất là 1 tỷ USD. 4. Năm 2004: Các rôbốt tự hành Spirit và Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trên Sao Hỏa. Xe tự hành Spirit đã vượt qua tầng khí quyển và đổ bộ thành công xuống bề mặt lổn nhổn đá của sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh thám hiểm hành tinh đỏ để tìm kiếm bằng chứng rằng nơi đây từng thích hợp cho sự sống. Spirit đã phát tín hiệu và gửi ảnh về Trái đất sau khi hạ cánh bằng dù. Spirit rời Florida vào ngày 10/6/2003. Người anh em 8 Người thực hiện: Bùi Văn Tiến- buivantienbmt@gmail.com ;
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tu_lieu_giang_day_dia_li_lop_11.pdf